Hiệu Quả Từ Mô Hình V.A.C

Đến năm 2008, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Thới Hưng tiếp tục kế thừa và nâng chất, mở rộng trong hội viên Hội LHPN xã. Đến cuối năm 2010, mô hình này đã có 760 hội viên tham gia, với thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng/hộ... Mô hình V.A.C của Hội LHPN xã Thới Hưng là một trong những mô hình dân vận khéo được UBND thành phố tặng Bằng khen trong năm 2010.
Trước đây, nông dân xã Thới Hưng chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, thu nhập của hộ gia đình khá thấp. Chị Nguyễn Kim Hoa, hội viên phụ nữ ở ấp 2, xã Thới Hưng, nhớ lại: “Gia đình tôi có 11 công đất trồng lúa, thu nhập mỗi năm chỉ từ 13-15 triệu đồng. Trong khi nhà có tới 7 miệng ăn, nên kinh tế gia đình luôn khó khăn. Từ năm 2008, khi tôi được Hội LHPN xã vận động thực hiện mô hình kinh tế kết hợp V.A.C và hỗ trợ cho vay 3 triệu đồng làm vốn..., cuộc sống gia đình dần ổn định và khá hơn...”. Theo chị Kim Hoa, được hỗ trợ vốn, kỹ thuật, chị tận dụng 2 cái ao trên phần đất gia đình để trồng 2 vụ lúa, một vụ màu, kết hợp với nuôi ếch. Hiện nay, mỗi năm thu nhập từ việc nuôi ếch của gia đình chị trên 40 triệu đồng. Trên bờ ao, chị trồng xoài và xen các loại màu, như: mè, đậu xanh,... Hiện nay, tổng thu nhập của gia đình chị Kim Hoa từ mô hình V.A.C trên 120 triệu đồng/năm. Nếu so với việc độc canh cây lúa trước đây, mô hình kinh tế V.A.C của chị có thu nhập gấp nhiều lần. Chị Kim Hoa cho biết thêm: “Hội LHPN xã rất quan tâm đến việc sản xuất của từng hội viên. Cán bộ Hội vẫn thường xuyên thăm, hỏi động viên hội viên trong việc làm ăn và nhắc nhở sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân là phải tiến hành nạo vét ao mương để chuẩn bị thả cá. Hội còn vận động gia đình chị em hội viên giúp nhau ngày công để tăng thu nhập. Nhờ vậy mà tình cảm xóm giềng thêm thắt chặt, chị em hội viên đoàn kết, tương trợ nhau phát triển kinh tế”.
Nhìn căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi của gia đình chị Nguyễn Thị Bích Lệ ở ấp 3, xã Thới Hưng, ít ai ngờ rằng trước đây gia đình chị là hộ cận nghèo. Chị Bích Lệ cho biết, mặc dù gia đình có 12 công ruộng, trồng 2 vụ lúa mỗi năm, nhưng thu nhập chỉ khoảng 13-15 triệu đồng. Sau khi được Hội LHPN xã vận động thực hiện mô hình V.A.C và hỗ trợ cho vay 3 triệu đồng, chị trồng 2 vụ lúa, 1 vụ màu và nuôi cá. Ngoài ra, gia đình chị còn trồng xoài, nuôi bò,... Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật, thời tiết thuận lợi, giá cả hợp lý nên tổng thu nhập hàng năm của gia đình chị trên 250 triệu đồng. Chị Bích Lệ chia sẻ: “Nhờ được cán bộ hội vận động tôi mới thấy rõ lợi ích của việc thực hiện mô hình V.AC, chứ trước kia cứ trông chờ vào 2 vụ lúa...”.
Chị Trần Thị Thúy, Chủ tịch Hội LHPN xã Thới Hưng, nhớ lại: “Sau khi Hội LHPN xã phát động xây dựng mô hình, các Chi hội đã tổ chức họp lấy ý kiến hội viên và được chị em nhất trí cao”. Chị Trần Thị Thúy cho biết thêm, để chị em an tâm sản xuất, Hội LHPN xã phối hợp với Trung tâm giống của Nông trường Sông Hậu và Trạm Khuyến nông huyện Cờ Đỏ, cung cấp những giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt, rồi tập huấn kỹ thuật cho hội viên... Chị em rất vui mừng và đồng tình với chủ trương xây dựng mô hình V.A.C của Hội
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại Khu du lịch Mỹ Trà, TP. Cao Lãnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức diễn đàn về ngành hàng xoài. Đại diện Viện Cây ăn quả Miền Nam, Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu long, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, các sở, ngành, doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh cùng với gần 200 nông dân là nhà vườn các huyện Cao Lãnh, Lấp Vò và TP. Cao Lãnh tham dự diễn đàn.

Hiện tại, khoảng 20% diện tích bị rầy nâu gây hại trong số 900ha lúa hè - thu trà sớm (giai đoạn chín) đang được thu hoạch. Còn số diện tích lúa hè - thu chính vụ (giai đoạn ngậm sữa) bị rầy nâu gây hại cũng đã được người dân dùng nhiều biện pháp để diệt trừ.

Trong thời chiến, xã Hỏa Tiến là vùng đất anh hùng. Còn trong thời bình, Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây luôn vững vàng ý chí, cùng một niềm tin và quyết tâm trong “cuộc chiến” chống đói nghèo và công cuộc xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.

“Đây thực sự là thiên đường nuôi tôm trên cát” - một bậc thầy trong lĩnh vực thủy sản ở Quảng Nam đã đúc rút điều này khi tận mắt chứng kiến “cơ ngơi” của chị Nguyễn Thị Hạnh - Giám đốc Công ty TNHH Sao Đại Dương (Thạch Trị - Thạch Hà). Bí quyết “vẽ” nên bức tranh hoàn mĩ ấy chính là tập thể những con người đang gắn bó máu thịt với từng hồ tôm, với niềm tin tuyệt đối vào tấm lòng và bản lĩnh của nữ giám đốc này.

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT về danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.