Hiệu Quả Từ Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm

Từ năm 2009, bà Mè Thị Nụ xã Lệ Mỹ, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ bắt đầu sử dụng hệ thống phun mưa để tưới nước cho đồi chè hơn 1ha của mình. Nhờ có hệ thống phun mưa, gia đình bà giảm bớt được rất nhiều công lao động, do quá trình tưới được cơ khí hoá, tự động hoá cao.
Bà Nụ cho biết: "Trước kia gia đình không có máy tưới rất vất vả. Nếu gánh nước từ dưới lên trên đồi ca thì tôi phải gánh mấy ngày mới có thể xong một đồi chè. Ngay cả việc phun thuốc trừ sâu cũng mất hai lao động. Từ khi có máy tưới thì đỡ vất vả hơn và luôn chủ động được công chăm sóc.”
Không những giảm bớt công lao động trong việc chăm sóc đồi chè mà năng suất chè cũng nâng lên. Trước đây, đến thời kỳ thu hái chè, sau khi bón phân và phun thuốc gia đình bà Nụ phải chờ mưa xuống mới có thể thu hoạch.
Nhưng bây giờ, sau khi bón phân và phun thuốc, gia đình bà sử dụng hệ thống phun mưa thay cho việc chờ mưa xuống. Nhờ đó rút ngắn thời gian thu hái chè, tăng số lần thu hái chè trong một vụ, đồng nghĩa thu nhập cũng tăng lên.
Gia đình bà Mè Thị Nụ là một trong ba gia đình trong xã Lệ Mỹ thực hiện mô hình tưới nước tự động này. Qua 2 năm triển khai, kết quả thu được tại cả ba hộ rất khả quan. Ông Nguyễn Hồng Minh, Phó Chủ tịch xã Lệ Mỹ đánh giá chung về hiệu quả phương pháp tưới nước bằng hệ thống phun mưa: “ Phương pháp này được tới ba mặt: Mặt thứ nhất là công lao động, mặt thứ hai là sản lượng chè, mặt thứ ba là năng suất chè.”
Hệ thống phun mưa là một trong bốn phương pháp tưới nước tiết kiệm. Mô hình tưới nước tiết kiệm tại xã Lệ Mỹ là mô hình thí điểm được thực hiện nhờ vào dự án hỗ trợ nông nghiêp, nông thôn và nông dân của Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quốc gia. Dự án này được bắt đầu thực hiện từ năm 2007, và đến nay đã thực hiện trên 17 tỉnh thành trong cả nước, trong đó có Phú Thọ.
Dự án nhằm hỗ trợ và khuyến khích bà con nông dân phát triển sản xuất. Khi tham gia mô hình, các hộ miền núi được hỗ trợ 75%, và các hộ tại đồng bằng được hỗ 50% chi phí đầu tư hệ thống tưới nước.
Thạc sĩ Đỗ Văn Quang, Chủ nhiệm dự án cho biết: “ Thực hiện đến nay đã được 3 năm, bà con hết sức ủng hộ. Tôi hy vọng có nhiều chương trình thí điểm như thế này để bà con học tập và mạnh dạn đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.”
Cũng theo thạc sĩ Đỗ Văn Quang, hệ thống phun nước này người dân hoàn toàn có thể tự đầu tư. Mỗi một ha cây trồng cần chi phí khoảng 50 triệu đồng, tuy đầu tư ban đầu khá lớn nhưng cách làm này cũng giúp nhanh lấy lại vốn.
Với những hiệu quả, mô hình này cần được nhân rộng nhằm giảm thiểu khó khăn cho bà con nông dân, đồng thời tăng năng suất chất lượng sản phẩm nâng cao đời sống cho bà con nông dân, đặc biệt là bà con nông dân các huyện vùng núi.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, cả nước vẫn còn 1 ổ dịch cúm gia cầm tại xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau và dịch lở mồm long móng xảy ra tại 16 hộ chăn nuôi ở 4 xã, thị trấn (Bằng Vân, thị trấn Nà Phặc, Đức Vân và Vân Tùng) thuộc huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn chưa qua 21 ngày.

Trong những năm gần đây, người dân ở huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích trồng vải thiều sang trồng các loại cây ăn quả khác đem lại thu nhập cao, ổn định. Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, nơi đây là một trong những "vựa" quả lớn nhất của tỉnh Bắc Giang.

Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Vê, ở thôn Jang Cách, từ lâu đã ấp ủ đầu tư chăn nuôi bò, nhưng mãi chưa thể thực hiện được vì không đủ vốn. Tuy nhiên, sau khi trình bày nguyện vọng tại các buổi sinh hoạt chi đoàn thôn, năm 2013, anh được Đoàn xã xét để được vay nguồn vốn từ Dự án chăn nuôi bò của huyện do tổ chức Đoàn quản lý. Với khoản vốn vay gần 13 triệu đồng, cộng thêm tiền của gia đình, anh đã mua một cặp bò mẹ về nuôi.

Do gieo sạ gặp được thời tiết thuận lợi nên cây lúa phát triển nhanh, ít sâu bệnh. Hiện tại, lúa đang trong thời kỳ phát triển rất cần chăm sóc, gia đình tôi phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời bón các loại phân thích hợp giúp cây phát triển tốt, với hy vọng đạt năng suất cao”.

Vụ Đông - xuân năm nay, huyện Quang Bình gieo cấy 1.898 ha lúa. Đến nay, nhân dân đã làm đất xong 100% diện tích, nhiều xã vùng thấp như Vĩ Thượng, Xuân Giang, Bằng Lang, Tân Bắc, Tân Trịnh, thị trấn Yên Bình... bà con nông dân đang tiến hành gieo cấy đạt trên 80% diện tích.