Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm
Ngày đăng: 08/03/2012

Từ năm 2009, bà Mè Thị Nụ xã Lệ Mỹ, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ bắt đầu sử dụng hệ thống phun mưa để tưới nước cho đồi chè hơn 1ha của mình. Nhờ có hệ thống phun mưa, gia đình bà giảm bớt được rất nhiều công lao động, do quá trình tưới được cơ khí hoá, tự động hoá cao.

Bà Nụ cho biết:  "Trước kia gia đình không có máy tưới rất vất vả. Nếu gánh nước từ dưới lên trên đồi ca thì tôi phải gánh mấy ngày mới có thể xong một đồi chè. Ngay cả việc phun thuốc trừ sâu cũng mất hai lao động. Từ khi có máy tưới thì đỡ vất vả hơn và luôn chủ động được công chăm sóc.

Không những giảm bớt công lao động trong việc chăm sóc đồi chè mà năng suất chè cũng nâng lên. Trước đây, đến thời kỳ thu hái chè, sau khi bón phân và phun thuốc gia đình bà Nụ phải chờ mưa xuống mới có thể thu hoạch.

Nhưng bây giờ, sau khi bón phân và phun thuốc,  gia đình bà sử dụng hệ thống phun mưa thay cho việc chờ mưa xuống. Nhờ đó rút ngắn thời gian thu hái chè, tăng số lần thu hái chè trong một vụ, đồng nghĩa thu nhập cũng tăng lên.

Gia đình bà Mè Thị Nụ là một trong ba gia đình trong xã Lệ Mỹ thực hiện mô hình tưới nước tự động này. Qua 2 năm triển khai, kết quả thu được tại cả ba hộ rất khả quan. Ông Nguyễn Hồng Minh, Phó Chủ tịch xã Lệ Mỹ đánh giá chung về hiệu quả phương pháp tưới nước bằng hệ thống phun mưa: “ Phương pháp này được tới ba mặt: Mặt thứ nhất là công lao động, mặt thứ hai là sản lượng chè, mặt thứ ba là năng suất chè.”

Hệ thống phun mưa là một trong bốn phương pháp tưới nước tiết kiệm. Mô hình tưới nước tiết kiệm tại xã Lệ Mỹ là mô hình thí điểm được thực hiện nhờ vào dự án hỗ trợ nông nghiêp, nông thôn và nông dân của Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quốc gia.  Dự án này được bắt đầu thực hiện từ năm 2007,  và đến nay đã thực hiện trên 17 tỉnh thành trong cả nước, trong đó có Phú Thọ.

Dự án nhằm hỗ trợ và khuyến khích bà con nông dân phát triển sản xuất. Khi tham gia mô hình, các hộ miền núi được hỗ trợ 75%, và các hộ tại đồng bằng được hỗ 50% chi phí  đầu tư hệ thống tưới nước.

Thạc sĩ Đỗ Văn Quang, Chủ nhiệm dự án cho biết: “ Thực hiện đến nay đã được 3 năm, bà con hết sức ủng hộ. Tôi hy vọng có nhiều chương trình thí điểm như thế này để bà con học tập và mạnh dạn đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.”

Cũng theo thạc sĩ  Đỗ Văn Quang, hệ thống phun nước này người dân hoàn toàn có thể tự đầu tư. Mỗi một ha cây trồng cần chi phí khoảng 50 triệu đồng, tuy đầu tư ban đầu khá lớn nhưng cách làm này cũng giúp nhanh lấy lại vốn.

Với những hiệu quả, mô hình này cần được nhân rộng nhằm giảm thiểu khó khăn cho bà con nông dân, đồng thời tăng năng suất chất lượng sản phẩm nâng cao đời sống cho bà con nông dân, đặc biệt là bà con nông dân các huyện vùng núi.


Có thể bạn quan tâm

Su Su Tam Đảo Ổn Định Đầu Ra Su Su Tam Đảo Ổn Định Đầu Ra

Từ đây, su su được chuyển bằng ô tô đông lạnh lên Lào Cai, xuất qua Trung Quốc. Một ngày, gia đình ông Bảo xuất từ 5 – 6 tấn su su rau qua bên kia cửa khẩu. Tại thị trường trong nước, mỗi ngày, ông Bảo chuyển từ 1,5 – 2 tấn su su cho các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng.

15/12/2014
Nông Dân Lo Nạn Phân Bón Giả Tràn Lan Nông Dân Lo Nạn Phân Bón Giả Tràn Lan

Ngày 10/12 vừa qua, tại hội thảo “Tăng năng suất sản xuất nông nghiệp: Sử dụng phân bón và hóa chất”, do Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT và UBND TP Cần Thơ phối hợp tổ chức, đa số nông dân kiến nghị các cơ quan chức năng quản lý tăng cường các biện pháp kiểm tra nạn mua bán phân bón giả, kém chất lượng tràn lan. Trong khi chi phí phân bón chiếm 30-50% giá thành nông phẩm nông dân làm ra.

15/12/2014
Xuất Khẩu Điều 2015 Sẽ Vượt Mốc 2 Tỷ USD Xuất Khẩu Điều 2015 Sẽ Vượt Mốc 2 Tỷ USD

So với cùng kỳ năm ngoái, XK nhân điều trong 11 tháng qua đã tăng 18,2% về lượng và 22,6% về giá trị. Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của nhân điều Việt Nam. Trong 11 tháng đầu năm nay, Mỹ chiếm 32,79% giá trị điều XK của Việt Nam, tiếp đó là Trung Quốc 15,02%, Hà Lan 11,17%...

15/12/2014
Khơi Thông Đồng Vốn Tam Nông Vốn Để Đời Khơi Thông Đồng Vốn Tam Nông Vốn Để Đời

Sinh ra và lớn lên ở nông thôn, họ luôn có khát khao cháy bỏng. Một trong những mong ước đó là muốn làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương và dạy dỗ con cái trưởng thành. Chúng tôi đã gặp những con người như thế!

15/12/2014
Giải Mã Công Ty Đường Giải Mã Công Ty Đường "Bất Bại"

Như 1 chiến binh không say sưa với chiến thắng, Cty CP Đường Quảng Ngãi tỉnh táo nhận ra 1 điều: Muốn phát triển bền vững, không thể “muôn năm” 1 sản phẩm, mà phải đa dạng hóa. Như xây nhà phải có cửa thoát hiểm, để nhỡ xảy ra sự cố, không thể tháo thân bằng cửa chính thì cũng còn cửa phụ.

15/12/2014