Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm
Ngày đăng: 08/03/2012

Từ năm 2009, bà Mè Thị Nụ xã Lệ Mỹ, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ bắt đầu sử dụng hệ thống phun mưa để tưới nước cho đồi chè hơn 1ha của mình. Nhờ có hệ thống phun mưa, gia đình bà giảm bớt được rất nhiều công lao động, do quá trình tưới được cơ khí hoá, tự động hoá cao.

Bà Nụ cho biết:  "Trước kia gia đình không có máy tưới rất vất vả. Nếu gánh nước từ dưới lên trên đồi ca thì tôi phải gánh mấy ngày mới có thể xong một đồi chè. Ngay cả việc phun thuốc trừ sâu cũng mất hai lao động. Từ khi có máy tưới thì đỡ vất vả hơn và luôn chủ động được công chăm sóc.

Không những giảm bớt công lao động trong việc chăm sóc đồi chè mà năng suất chè cũng nâng lên. Trước đây, đến thời kỳ thu hái chè, sau khi bón phân và phun thuốc gia đình bà Nụ phải chờ mưa xuống mới có thể thu hoạch.

Nhưng bây giờ, sau khi bón phân và phun thuốc,  gia đình bà sử dụng hệ thống phun mưa thay cho việc chờ mưa xuống. Nhờ đó rút ngắn thời gian thu hái chè, tăng số lần thu hái chè trong một vụ, đồng nghĩa thu nhập cũng tăng lên.

Gia đình bà Mè Thị Nụ là một trong ba gia đình trong xã Lệ Mỹ thực hiện mô hình tưới nước tự động này. Qua 2 năm triển khai, kết quả thu được tại cả ba hộ rất khả quan. Ông Nguyễn Hồng Minh, Phó Chủ tịch xã Lệ Mỹ đánh giá chung về hiệu quả phương pháp tưới nước bằng hệ thống phun mưa: “ Phương pháp này được tới ba mặt: Mặt thứ nhất là công lao động, mặt thứ hai là sản lượng chè, mặt thứ ba là năng suất chè.”

Hệ thống phun mưa là một trong bốn phương pháp tưới nước tiết kiệm. Mô hình tưới nước tiết kiệm tại xã Lệ Mỹ là mô hình thí điểm được thực hiện nhờ vào dự án hỗ trợ nông nghiêp, nông thôn và nông dân của Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quốc gia.  Dự án này được bắt đầu thực hiện từ năm 2007,  và đến nay đã thực hiện trên 17 tỉnh thành trong cả nước, trong đó có Phú Thọ.

Dự án nhằm hỗ trợ và khuyến khích bà con nông dân phát triển sản xuất. Khi tham gia mô hình, các hộ miền núi được hỗ trợ 75%, và các hộ tại đồng bằng được hỗ 50% chi phí  đầu tư hệ thống tưới nước.

Thạc sĩ Đỗ Văn Quang, Chủ nhiệm dự án cho biết: “ Thực hiện đến nay đã được 3 năm, bà con hết sức ủng hộ. Tôi hy vọng có nhiều chương trình thí điểm như thế này để bà con học tập và mạnh dạn đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.”

Cũng theo thạc sĩ  Đỗ Văn Quang, hệ thống phun nước này người dân hoàn toàn có thể tự đầu tư. Mỗi một ha cây trồng cần chi phí khoảng 50 triệu đồng, tuy đầu tư ban đầu khá lớn nhưng cách làm này cũng giúp nhanh lấy lại vốn.

Với những hiệu quả, mô hình này cần được nhân rộng nhằm giảm thiểu khó khăn cho bà con nông dân, đồng thời tăng năng suất chất lượng sản phẩm nâng cao đời sống cho bà con nông dân, đặc biệt là bà con nông dân các huyện vùng núi.


Có thể bạn quan tâm

Giá ếch thương phẩm giảm mạnh Giá ếch thương phẩm giảm mạnh

Thời điểm hiện nay, các hộ nuôi ếch ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ vì giá ếch đang có xu hướng giảm.

19/11/2015
Xây dựng cá tra chất lượng cao bắt đầu từ thị trường EU Xây dựng cá tra chất lượng cao bắt đầu từ thị trường EU

Sáng ngày 16/110215, Dự án Xây dựng Chuỗi cung ứng cá Tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) đã tổ chức Hội thảo “Phát triển cá tra bền vững tại Việt Nam - Các phân tích và khuyến nghị về chính sách” tại TP. Hà nội.

19/11/2015
Hiệu quả mô hình nuôi gà 6 ngón ở Hoành Bồ Hiệu quả mô hình nuôi gà 6 ngón ở Hoành Bồ

Thời gian qua huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí và nguồn giống cho người nông dân với nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi cho hiệu quả cao. Đặc biệt, năm 2014 huyện đã đầu tư dự án nuôi gà 6 ngón tại thị trấn Trới, bước đầu đã có hiệu quả.

19/11/2015
Hà Nội chưa phát hiện chất cấm trong chăn nuôi Hà Nội chưa phát hiện chất cấm trong chăn nuôi

Thực hiện Chỉ thị của Bộ NN&PTNT về tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi, rạng sáng ngày 17/11, Chi cục Thú y Hà Nội đã tiến hành kiểm tra tại 2 cơ sở giết mổ (CSGM) trên địa bàn TP.

19/11/2015
Tổng đàn bò của huyện Thanh Bình tăng thêm 1.600 con Tổng đàn bò của huyện Thanh Bình tăng thêm 1.600 con

Do bò dễ chăm sóc, ít nhiễm bệnh, sau 6 tháng nuôi vỗ béo, một con bò cho lợi nhuận từ 6 - 10 triệu đồng nên vài năm trở lại đây, tổng đàn bò trong huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) liên tục tăng.

19/11/2015