Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Rau Hữu Cơ Sinh Học Tại Xã Lộc Thuận

Thời gian qua, mô hình trồng rau hữu cơ sinh học tại xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại tiếp tục được duy trì và mở rộng. Qua thực hiện mô hình này, người nông dân rất phấn khởi vì mô hình này làm giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế gia đình. Mặt khác, người nông dân tham gia trồng rau hữu cơ sinh học không chỉ vì mục đích lợi nhuận mà còn hướng tới việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Điển hình như hộ ông Võ Hoàng Dũng, ấp Lộc Sơn, ông có thâm niên trồng rau hơn 20 năm.. Lúc mới trồng rau, ông cũng như nhiều nông dân khác, ông sử dụng phân bón vô cơ để diệt sâu rầy, nhưng qua thời gian sử dụng, ông nhận thấy sâu rầy trên rau kháng thuốc, không thể diệt hoàn toàn. Thêm nữa đó là việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón vô cơ có thể làm tổn hại độ phì nhiêu của đất và ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng.
Nên từ đó, ông quyết định chuyển sang trồng rau theo hướng hữu cơ sinh học, sử dụng phân bón hữu cơ cho ruộng rau của mình, không sử dụng bất kỳ loại thuốc hóa học nào. Đồng thời ông tích cực tham gia các lớp tập huấn do chính quyền xã phối hợp với các dự án, trạm khuyến nông khuyến ngư huyện tổ chức. Tại lớp này, ông đã được chuyển giao kỹ thuật trồng rau an toàn.
Sau lớp tập huấn, ông về vận dụng trên vườn rau với diện tích 1.700m2 như: ủ phân chuồng và nấm tricoderma để làm phân bón hữu cơ cho rau. Áp dụng kỹ thuật nuôi trùn quế lấy nước dịch làm phân bón tốt cho rau. Ngoài ra, ông còn áp dụng phương pháp nhử bướm bằng bóng đèn để diệt sâu bướm không để sinh sản ấu trùng hại rau. Từ đó, ruộng rau của ông lúc nào cũng tươi tốt, không sâu rầy và chi phí sản xuất giảm, lợi nhuận cũng tăng.
Ông Dũng trồng các loại rau ngắn ngày như: rau cải xanh, cải ăn lá, hẹ…các loại rau này chỉ trồng từ 15-20 ngày là thu hoạch, tương đương một năm ông trồng khoảng 12 vụ. Sau khi trừ chi phí, mỗi vụ ông thu lợi nhuận từ 2,5 triệu-3 triệu đồng. Còn về nguồn tiêu thụ, ông Dũng chia sẽ: “Rau của ông cung cấp ra thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng, các luống rau của ông sản xuất không kịp bán tại chợ và không đủ để đáp ứng cho nhà hàng đặt mua”.
Tại hộ ông Phạm Văn Hiếu, ấp Lộc Hòa, ông trồng rau an toàn cách đây trên 15 năm nhưng chỉ với diện tích nhỏ khoảng 500m2.
Những năm gần đây, ông được chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng rau hữu cơ sinh học tại các lớp tập huấn do địa phương phối hợp tổ chức và cộng thêm kinh nghiệm của bản thân, vườn rau của ông thu hoạch cũng kha khá và dần được mở rộng trên 1000m2.
Sau lớp tập huấn, ông Hiếu thành thạo hơn trong việc sử dụng ủ phân chuồng và sử dụng nấm Tricoderma để bón lót cho rau. Ngoài ra, ông áp dụng kỹ thuật trồng xen vụ các loại giống rau ngắn ngày khác nhau để tránh các loại sâu bọ. Ông Hiếu cho biết: “Việc thay đổi luân canh cây con giống khác nhau sẽ giúp tránh hiện tượng sâu bọ hại rau. Nếu có xuất hiện sâu hại rau, thì ông bắt sâu bằng thủ công, tuyệt đối không dùng thuốc hóa học nhằm giữ rau thật sự sạch và an toàn cho người sử dụng”.
Hiện tại vườn rau của ông, các loại rau ngắn ngày như: cải xanh, mồng tơi… đang đâm chồi tươi tốt. Các loại rau này, tính từ thời gian gieo hạt đến thu hoạch cũng chỉ trên 15 ngày. Mỗi vụ thu hoạch, ông cũng có lợi nhuận trên 2,5 triệu đồng. Từ việc trồng rau an toàn, đã giúp cho gia đình ông ổn định cuộc sống gia đình.
Từ nhiều năm trước đây, đa số bà con nông dân trồng rau màu trên địa bàn chủ yếu theo kinh nghiệm của mình, sử dụng phân bón, phân thuốc hóa học chưa hợp lý.
Cách làm đó đã đưa đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng, đất đai bị thoái hóa, năng suất cây trồng ngày càng giảm, sâu bệnh hại rau ngày càng phát triển và khó khăn trong việc kiểm soát, phòng trừ. Vì vậy, việc áp dụng mô hình “Sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ sinh học”, ứng dụng các chế phẩm vi sinh vào sản xuất rau đang là nhu cầu bức thiết và cần được nhân rộng.
Mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ sinh học áp dụng phương pháp dùng các loại phân hữu cơ dần dần thay thế cho phân hóa học để bón cho rau màu. Mô hình này có hiệu quả lợi ích lâu dài về kinh tế cũng như môi trường. Trong đó, phương pháp sử dụng phân hữu cơ, còn ứng dụng loại nấm Tricoderma vào quy trình bón lót cho rau màu, giúp khống chế nguồn bệnh trong đất trồng.
Theo ông Đặng Hữu Quốc – cán bộ thống kê kinh tế của xã Lộc Thuận, người phụ trách theo dõi mô hình này cho biết: “Người nông dân tham gia mô hình trồng rau hữu cơ sinh học này rất phấn khởi trước lợi ích cũng như hiệu quả của mô hình mang lại. Mặt khác người dân ở đây dần dần đã nâng cao ý thức trong việc sử dụng phân hữu cơ thay thế vô cơ và không sử dụng thuốc hóa học trong vườn rau của mình.
Hiện nay, xã có 12 hộ tham gia thực hiện mô hình dự án trồng rau hữu cơ sinh học của Dự án Seed to table trên 4,3 ha. Ngoài ra, có rất nhiều hộ dân ngoài mô hình cũng đã tự trồng theo hướng hữu cơ sinh học tại vườn rau của mình. Mô hình này thực sự đã đem lại ổn định kinh tế cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, hệ sinh thái của địa phương”.
Nguồn bài viết: http://sonongnghiep.bentre.gov.vn/index.php/nong-lam/trong-t/mo-hinh-trong/1230-binh-dai-hieu-qua-tu-mo-hinh-trong-rau-huu-co-sinh-hoc-tai-xa-loc-thuan
Có thể bạn quan tâm

Sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) hình thành 2 khu vực cây trồng chính: Lúa nước tập trung chủ yếu ở các xã Xuân Hải, Tân Hải, Hộ Hải và Phương Hải, với diện tích 2.200ha; hành, tỏi, rau màu trồng nhiều ở Vĩnh Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải.

Thời gian qua, rất nhiều hộ nông dân ở phường 7, nơi có diện tích trồng hành tây lớn nhất Đà Lạt đã phải đem hành đổ vì thời gian trữ trong kho chờ tăng giá quá lâu dẫn đến nông sản này bị hư hỏng, nảy mầm.

Chiều 15/6, tại huyện Sông Hinh (Phú Yên), Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn. Tham dự buổi lễ có tiến sĩ Ignazio, chuyên gia Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT); tiến sĩ Bùi Xuân Phong, Phó phòng Quản lý sinh vật hại rừng Cục Bảo vệ Thực vật; tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT.

Chiều 15/6, tại huyện Sông Hinh (Phú Yên), Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn. Tham dự buổi lễ có tiến sĩ Ignazio, chuyên gia Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT); tiến sĩ Bùi Xuân Phong, Phó phòng Quản lý sinh vật hại rừng Cục Bảo vệ Thực vật; tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT.

Sau cơn mưa lớn vào tối 13.6, nhiều nông dân trồng mì trên đất ruộng đã phải hối hả nhổ mì để chạy mưa do sợ mì bị thối củ.