Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Rơm Tại Hương Thủy

Năm 2013, Trạm Khuyến Nông lâm ngư (KNLN) thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) đã thực hiện mô hình trồng nấm rơm và tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho 30 hộ dân ở phường Thủy Lương và phường Thủy Phương thực hiện mô hình.
Qua thời gian triển khai thực hiện mô hình từ tháng 5/2013 đến hết tháng 10/2013, ngày 01/11/2013, Trạm KNLN thị xã đã phối hợp với UBND phường Thủy Lương và UBND phường Thủy Phương tổ chức đánh giá tổng kết mô hình.
Thời gian từ lúc xử lý nguyên vật liệu và tiến hành trồng đến lúc thu hoạch hay còn gọi là chu kỳ sản xuất một mẻ nấm rơm khoảng 23-25 ngày tùy theo nhiệt độ, khí hậu thời tiết. Do nắm bắt được nhu cầu thị trường tiêu thụ nên các hộ dự tính thời điểm thu hoạch nấm nên vào các ngày mồng một hoặc ngày rằm âm lịch để bán được giá hơn. Chúng tôi đã tiến hành đánh giá nghiệm thu đợt trồng nấm rơm bắt đầu từ ngày 11-12/10 và thu hoạch vào ngày 1-2/11/2013.
Qua đánh giá thực tế sản xuất cứ một mẻ sản xuất nấm rơm thì chi phí trung bình về nguyên vật liệu là 720.000 đồng, chi phí làm 1 vòm trồng nấm diện tích từ 20-24 m2 khoảng 4,2 triệu đồng sử dụng được cho 20-22 chu kỳ sản xuất nấm trong hai năm, khấu hao vòm trồng nấm cho 1 chu kỳ sản xuất là 200.000 đồng. Sản lượng thu hoạch bình quân là 45 kg nấm tươi có giá trị 2.475.000 đồng (55.000 đồng/kg), mang lại thu nhập từ đợt thu hoạch này là 1.555.000 đồng. Trong 1 năm mỗi vòm trồng nấm đưa vào 10-12 chu kỳ sản xuất, thu nhập đem lại trên 15.500.000 đồng. Mỗi hộ sản xuất cùng lúc từ 2 - 4 vòm/năm. Như vậy thu nhập đã lại từ việc trồng nấm rất cao.
Anh Nguyễn Cần ở phường Thủy Lương, một trong những hộ thực hiện mô hình cho biết: tham gia mô hình, áp dụng quy trình sản xuất theo đúng các chỉ số kỹ thuật, gia đình anh thu lãi 1,8 triệu đồng/vụ từ vòm nấm chỉ 20 m2 . Cứ theo cách làm này, gia đình anh trồng 3 vòm, mỗi năm sẽ thu nhập 50-60 triệu đồng từ sản xuất nấm rơm.
Hội nghị tổng kết mô hình trồng nấm rơm tại Hội trường UBND phương Thủy Lương Anh Nguyễn Cần, chủ hộ ở phường Thủy Lương thực hiện mô hình trồng nấm rơm có hiệu quả.
Trồng nấm rơm áp dụng đúng quy trình kỹ thuật không chỉ tạo thu nhập cao mà còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều hộ dân ở địa phương.
Thị xã Hương Thủy là một 1 trong những vùng chuyên canh lúa lớn của tỉnh, diện tích gieo trồng lúa nước của toàn thị xã trên 6.000 ha/năm, nhưng hầu như toàn bộ lượng rơm bị bà con đem đốt. Nếu như người dân biết tận dụng phụ phẩm nông nghiệp này để phát triển mô hình trồng nấm rơm thì sẽ nâng cao thu nhập, đời sống được cải thiện đáng kể, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Cứ mỗi sáng, các hộ nuôi tôm kẹt ở sông Chà Và, xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu) phải vớt bỏ tôm chết, người ít thì vài ba ký, người nhiều cả chục ký. Với giá tôm trung bình 800 ngàn/kg, giá trị thiệt hại ước tính từ vài triệu đến gần chục triệu đồng/ngày. Đó là những gì mà các hộ nuôi tôm lồng bè trên sông Chà Và hứng chịu từ tháng bảy âm lịch đến nay.

Ốc mút - như tên dân dã của nó - vốn chẳng phải là loại đặc sản cao cấp gì. Thế nhưng thời gian gần đây, ốc mút lại đang lên “cơn sốt” ở một số huyện miền Đông như Đầm Hà, Hải Hà (Quảng Ninh)... Người ta đổ xô đi bắt ốc mút để bán cho các thương lái Trung Quốc. Mặc dù hỏi chính các chủ buôn là thu mua ốc mút về làm gì thì ai cũng lắc đầu: Không biết!...

Trong tháng 1, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, ngư dân mạnh dạn đầu tư ngư lưới cụ và máy có công suất lớn, các đội tàu đánh bắt xa bờ tích cực ra khơi và có những chuyến ra khơi đánh bắt được mùa bội thu. Sản lượng khai thác biển trong tháng 1 ước đạt 16.000 tấn, tăng 18,52% so với cùng kỳ.

Tổng sản lượng thủy sản 177.900 tấn (đạt 103,06% kế hoạch), tăng 23.368 tấn so với năm 2013, trong đó, sản lượng nuôi 99.550 tấn, tăng 18.284 tấn (đạt 102,79% kế hoạch), sản lượng khai thác 78.390 tấn, tăng 5.083 tấn (đạt 103,42% kế hoạch). Đây là điều kiện thuận lợi để năm 2015 tiếp tục phát huy kết quả đạt được và tận dụng, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.

Qua trao đổi với anh Thường cùng một số hộ nuôi cá lồng và làm việc với ông Trương Mai Chưng, Chủ tịch UBND xã Lương Ngoại, tất cả đều khẳng định: Với nguồn lợi sinh thủy từ nguồn nước do Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 mang lại; trong vùng lại sẵn có luồng để làm lồng; thức ăn cho cá không phải mua; chỉ “lấy công làm lãi”, nhưng công cũng không nhiều.