Hiệu quả từ mô hình trồng màu kết hợp với nuôi bò vỗ béo

Đó là mô hình của nông dân Huỳnh Trung Tràng, sinh năm 1957, ấp Sóc Mới, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, doanh thu hàng năm đạt trên 200 triệu đồng, lợi nhuận đạt từ 100 - 120 triệu đồng/năm.
Ông Tràng cho biết: Trước đây, với 1,2ha đất sản xuất ông chỉ độc canh cây lúa, năng suất bấp bênh, hiệu quả kinh tế không cao. Những năm gần đây, địa phương phát động phong trào chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và thường xuyên tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do địa phương tổ chức; được sự vận động của các ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương, ông đã mạnh dạn thâm canh sản xuất các loại cây màu có giá trị kinh tế cao như đậu phộng, bắp giống, dưa leo, khổ qua khoảng 02-03vụ/năm và nuôi bò vỗ béo nên cuộc sống gia đình ngày càng ổn định.
Theo ông Tràng, hàng năm, gia đình ông hợp đồng với Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam trồng 0,7ha đậu bắp lấy giống, thu hoạch được 8,4 tấn, thu nhập 46,2 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lợi nhuận 11,06 triệu đồng. Song song đó, ông trồng 0,5ha đậu phộng, sản lượng đạt 5,3 tấn, thu nhập 50,3 triệu đồng, lợi nhuận 20,3 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí ông thu lợi nhuận từ trồng màu khoảng 31,36 triệu đồng/năm.
Sau khi kết thúc vụ đậu bắp giống, đậu phộng ông vệ sinh đồng ruộng, làm đất xuống giống 1,2ha bắp ăn, năng suất khoảng 12 - 15 tấn/ha, bán được 54 triệu đồng, lợi nhuận 20,6 triệu đồng. Kết thúc vụ màu đợt 02, ông tiếp tục cải tạo đất trồng khổ qua và dưa leo trên diện 1,2ha; tổng thu khoảng 84 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lợi nhuận khoảng 36 triệu đồng. Như vậy, từ năm 2010 - 2014, tổng thu nhập từ cây màu của gia đình đạt 1,172 tỷ đồng, trừ chi phí lợi nhuận đạt 444,8 triệu đồng.
Có được số vốn trên ông mua 05 con bò về vỗ béo, bình quân cứ sau 04 - 05 tháng, ông xuất bán 01 lứa và tiếp tục mua bò bê, bò ốm về vỗ béo. Cứ như vậy, đàn bò của gia đình ông không ngừng tăng dần, đến nay có 17 con, mỗi năm xuất chuồng 02 đợt, bình quân 16 con/năm, giá bán 22 triệu đồng/con, tổng thu 352 triệu đồng, sau khi trừ chi phí như lao động, thực phẩm bổ sung... lợi nhuận 80 triệu đồng/năm. Ngoài ra gia đình ông còn tận dụng khuôn viên xung quanh nhà ở để nuôi vịt, gà thả vườn... để cải thiện thêm bữa ăn cho gia đình.
Ông Tràng cho biết: Nuôi bò chủ yếu lấy công làm lời, hàng năm nhờ có nguồn nguyên liệu từ cây màu nên việc nuôi bò của gia đình ông rất thuận lợi, lợi nhuận cao. Vụ màu 2015, ông trồng 1,4ha đậu phộng, năng suất đạt 09 tấn/ha, sau khi trừ chi phí ông thu lợi nhuận trên 30 triệu đồng.
Có được kết quả trên, nhờ sự đồng lòng, thống nhất cao của các thành viên trong gia đình, cần kiệm trong chi tiêu, chịu khó học hỏi, rút kinh nghiệm trong quá trình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện cho ông mạnh dạn đầu tư vào mô hình sản xuất đạt hiệu quả.
Ngoài việc chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông còn tư vấn kỹ thuật hỗ trợ vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tái sản xuất. Với kết quả đạt được, nhiều năm liền ông đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi các cấp huyện, tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Do diện tích đất trồng cỏ bị thu hẹp, nhiều người dân ở xã Dương Hoà (Thừa Thiên Huế) nuôi trâu, bò bằng cách chăn thả rong trong rừng, thỉnh thoảng mới vào kiểm kê và thăm nom. Nắm được quy luật này, bọn trộm trâu đã ra tay khiến người dân thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Khi trang trại quy mô lớn mất dần ưu thế về hiệu quả, người dân xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) mạnh dạn chuyển hướng phát triển kinh tế nông hộ theo kiểu trang trại gia đình quy mô nhỏ, với hiệu quả mang lại từ việc khai thác tối đa tiềm năng tại chỗ, phát triển đàn vật nuôi quy mô vừa.

Ông Võ Văn Theo, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Tân, cho biết: "Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc lập lại trật tự trong hoạt động xuất khẩu khoai lang sang thị trường nước ngoài, từ ngày 5-8-2013, việc lập lại trật tự trong mua bán khoai lang bước đầu đã có chuyển biến tích cực.

Hiện nông dân ở các huyện Thạnh Hoá, Tân Thạnh và Mộc Hoá (tỉnh Long An) đã thu hoạch xong hơn 4.300 ha khoai mỡ của vụ hè thu năm nay trước khi lũ đổ về, năng suất đạt từ 15-16 tấn/ha, tăng gần 20% so với năm trước.

Với diện tích gần 8.000m2 đất lúa, gia đình anh Nguyễn Văn Song (ấp Hà Đức, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) áp dụng khoa học- kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, nên lợi nhuận mang lại khá cao, đời sống gia đình luôn đủ ăn, khấm khá dần lên.