Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Lạc TB 25 Tại Xã Keo Lôm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Lạc TB 25 Tại Xã Keo Lôm
Ngày đăng: 28/06/2013

Tháng 9/2012, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Điện Biên Đông triển khai trên địa bàn xã Keo Lôm, Dự án Hỗ trợ mô hình trồng lạc giống mới TB 25. Đây là một trong những hợp phần của Chương trình 135/CP giai đoạn II nhằm hỗ trợ nhân dân các dân tộc vùng cao trên địa bàn huyện phát triển trồng trọt. Dự án mở ra hướng mới cho việc phát triển cơ cấu cây trồng, tận dụng và cải tạo đất nông nghiệp trên địa bàn.

Xã Keo Lôm có diện tích sản xuất đất nông nghiệp lớn, người dân cần cù trong lao động sản xuất, tuy nhiên hiện nay, Keo Lôm vẫn là một trong những xã đặc biệt khó khăn, người dân thiếu sáng tạo, phần lớn chưa được tiếp cận các phương thức sản xuất mới, giống mới có chất lượng tốt, chưa áp dụng các tiến bộ KH- KT vào sản xuất. Chăn nuôi, trồng trọt chủ yếu vẫn dùng giống địa phương nên chất lượng sản phẩm không cao, hiệu quả kinh tế thấp. Hướng dẫn người dân trên địa bàn huyện nói chung, nhân dân các dân tộc xã Keo Lôm nói riêng áp dụng tiến bộ KH - KT trong lao động sản xuất, canh tác các loại giống cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao luôn được Huyện ủy, UBND huyện xác định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.

TB25 là giống lạc mới, bên cạnh cho năng suất, chất lượng cao còn có tác dụng cải tạo đất, ruộng khai hoang mới (tạo độ xốp, tăng lượng đạm trong đất sau canh tác). Dự án Hỗ trợ mô hình trồng lạc giống mới TB25 được triển khai tại xã Keo Lôm từ trung tuần tháng 9 năm nay, với 14 hộ thuộc bản Xì Cơ tham gia trồng, tổng diện tích 5ha. Tham gia Dự án, các hộ dân được Trạm Khuyến nông - Khuyến nghư hỗ trợ 100% lạc giống, phân bón và thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó, bà con còn được cán bộ khuyến nông huyện chuyển giao kỹ thuật canh tác: kỹ thuật trồng, chăm sóc lạc tại ruộng, nương; cách phát hiện và diệt trừ sâu bệnh trên cây lạc…

Hiện tại, 100% diện tích trồng lạc của các hộ tham gia Dự án phát triển tốt, năng suất ước đạt 18 - 20 tạ/ha. Với giá bán lạc thương phẩm trên địa bàn là 12.000 đồng/kg thì sau khi trừ chi phí đầu vào (trường hợp nông dân không được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc trừ cỏ, sâu bệnh) người trồng sẽ thu lãi 8 - 10 triệu đồng/ha. Theo kết quả kiểm tra của cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện thì diện tích lạc mô hình có tỷ lệ củ 3 hạt đạt từ 35 - 40%.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Trưởng trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện cho biết: điểm ưu việt của giống lạc TB25 là sau thu hoạch có thể lựa chọn giống trồng cho vụ sau mà năng suất cây lạc không giảm, điều này sẽ góp phần giảm chi phí và chủ động về giống cho nông dân. Ông Lâm cho biết thêm: Gống lạc TB25 có những ưu việt: thời gian sinh trưởng ngắn (từ 90 - 100 ngày), chống chịu bệnh gỉ sắt, đốm nâu, khả năng thích ứng rộng, có thể gieo trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, tỷ lệ hạt gieo nảy mầm đạt trên 95%... Đặc biệt, giống lạc TB25 phù hợp, thích ứng cao với khí hậu thổ nhưỡng xã Keo Lôm.

Ông Vàng A Của, bản Xì Cơ, xã Keo Lôm, chủ một hộ đang tham gia mô hình trồng lạc TB25 với diện tích 6.500m2 cho biết: Quy trình kỹ thuật trồng lạc TB25 không khó, mức đầu tư ban đầu không cao nhưng cây lạc có sức sống mạnh mẽ, tỷ lệ củ 3 hạt cao hơn hẳn so với giống lạc địa phương, chắc chắn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. Còn ông Lầu A Dia, cũng là thành viên Dự án cho biết: Căn cứ diễn biến thực tế có thể thấy giống lạc TB25 sẽ cho hiệu quả kinh tế cao, gia đình tôi dự tính sẽ dành 3ha trồng lạc TB25 vào vụ xuân tới


Có thể bạn quan tâm

Làm nên chuyện từ hạt cam Làm nên chuyện từ hạt cam

Đó là câu chuyện thoát nghèo, làm giàu của anh Huỳnh Văn Tám ở ấp Tân An, xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Anh Tám là một trong những gương nông dân sản xuất giỏi, sáng tạo được khen thưởng cấp tỉnh năm 2014. Từ một hộ nông dân diện nghèo, sau nhiều năm cần mẫn lao động, áp dụng kỹ thuật canh tác, nay anh đã có cơ ngơi ổn định và cuộc sống khá sung túc.

06/08/2015
Nhãn tím Sóc Trăng đang bị làm giá Nhãn tím Sóc Trăng đang bị làm giá

Lợi dụng việc nhiều nhà vườn đang săn tìm nhãn tím giống về trồng, nhiều thương lái mua cành chiết rồi bán lại với giá trên trời.

06/08/2015
Cây bơ núi Cấm (An Giang) Cây bơ núi Cấm (An Giang)

Đây là loài ăn trái thuộc cây bản địa, thường xuất hiện ở núi Cấm, Cô Tô, núi Dài lớn… dưới dạng trồng xen với tán rừng, không có vườn chuyên canh. Tuy vậy, cây bơ vẫn được xem là đặc sản vùng Bảy Núi, do hương vị thơm ngon và chất lượng trái có thể sánh với bơ miền Đông và Tây Nguyên.

06/08/2015
Làm giàu từ mô hình trồng chanh không hạt Làm giàu từ mô hình trồng chanh không hạt

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Bến Lức đã chọn cây chanh làm cây trồng chủ lực. Huyện Bến Lức hiện có khoảng trên 4.000 ha diện tích trồng chanh, tăng gần 600 ha so với năm 2014, tập trung ở các xã: Thạnh Hòa, Thạnh Lợi, Bình Đức, Lương Hòa, Lương Bình…

06/08/2015
Tưới tiết kiệm cho xoài Tưới tiết kiệm cho xoài

Bình Định có khoảng 1.700 ha xoài, trong đó 1.500 ha cho thu hoạch, tổng sản lượng hàng năm đạt hơn 5.500 tấn.

06/08/2015