Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Bắp Lai

Thực hiện phát triển luân canh cây hoa màu trên đất lúa không chỉ làm tăng độ phì nhiêu cho đất mà còn góp phần tăng cao thu nhập cho người nông dân.
Vì vậy, cùng với nhiều loại cây trồng khác, cây bắp lai được trồng rộng rãi tại huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) với ưu điểm là dễ trồng và có nguồn thu nhập khá ổn định.
Vụ bắp năm nay, người nông dân trên địa bàn huyện Thanh Bình xuống giống được trên 1.164ha. Giống bắp bà con đang trồng là bắp lai (bắp vàng). Hiện các xã có diện tích trồng bắp nhiều là: Tân Hòa có 294ha, Tân Quới 285ha, Tân Long 280ha... Ở những vùng chuyên canh lúa như Thanh Bình thì việc trồng xen canh giữa bắp và lúa được xem là mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.
Mùa vụ năm nay, năng suất đạt gần 9 tấn/ha do người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, với vốn đầu tư thấp nhưng cây bắp dễ trồng và ít sâu bệnh hơn những cây trồng khác. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng bắp và đặc biệt là bắp lai để chế biến thức ăn cho gia súc ngày càng tăng, nên giá bắp trên thị trường luôn ổn định ở mức cao, khuyến khích bà con mạnh dạn mở rộng diện tích.
Anh Nguyễn Văn Đỡ ngụ khóm Phú Mỹ, Thị Trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình cho biết: “Giống bắp tôi đang trồng là bắp lai 6236 do Công ty Bảo vệ thực vật Syngenta phân phối, đạt tỉ lệ lên mầm khoảng 90%. Ngoài ra, sức kháng bệnh của giống bắp này rất cao, thu hoạch trái to và quan trọng là nhẹ công chăm sóc”.
Bắp lai là loại cây có hệ rễ phát triển mạnh, khỏe và lấy dinh dưỡng trong đất tốt, tạo sinh khối cao. Tuy nhiên, nếu trồng nhiều vụ trong nhiều năm trên một diện tích thì cần phải chăm bồi lại cho đất, góp phần hạn chế rất lớn các đối tượng dịch hại trong đất.
Khó khăn mà người trồng bắp thường gặp phải là các loại sâu đục thân, đục trái gây hại vào những ngày đầu sau khi gieo giống. Muốn cây đạt năng suất cao, phải bón đủ lượng phân và khi bón phân phải dựa vào mùa vụ, khả năng phát triển của rễ, thân, đồng thời phải dựa vào hàm lượng dinh dưỡng trong đất.
Vì vậy cần phải có quy trình bón phân hợp lý cho cây bắp, thường sử dụng các loại: đạm ure, phân chuồng, supe lân, kali, regent hai lúa đỏ... Khi được hỏi về lợi nhuận sau khi thu hoạch, anh Đỡ cho biết: “Giá bắp khô bán được khoảng 5.000 - 5.500 đồng/kg, giá bắp tươi khoảng 4.900 - 5.000 đồng/kg. Sau khi trừ tất cả chi phí, tôi thu lãi khoảng hơn 3 triệu đồng/công”.
Ông Nguyễn Văn Kẹm - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Bình cho biết: “Nhìn chung, diện tích trồng bắp lai trên địa bàn huyện đều tăng theo mỗi năm, hiệu quả kinh tế mang lại cho người nông dân khá cao so với trồng lúa.
Để đạt được kết quả đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông thường xuyên mở những điểm trình diễn, tập huấn kỹ thuật cho nông dân giúp phòng trừ được các loại bệnh trên hoa màu và giảm được giá thành trước khi xuống giống. Bên cạnh đó, luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền hiệu quả mô hình tới người dân, định hướng nông dân chuyển đổi đất canh tác sản xuất sao cho phù hợp với yêu cầu thị trường từng năm.
Ngoài ra, huyện tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng thủy lợi, nhằm hình thành các vùng chuyên canh rau màu, giúp người dân có được những mùa vụ thu hoạch đạt năng suất cao, góp phần đưa những xã thuộc cù lao ổn định hơn về kinh tế nông nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội”.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã đưa ra mức giá sàn đối với cá tra nguyên liệu là 26.000 đồng/kg (loại cá 800g/con) và 24.000 đồng/kg (đối với cá quá lứa) nhưng các doanh nghiệp (DN) chỉ thu mua cầm chừng với giá thấp, khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn

Tỷ lệ nhiễm chất cấm tại các tỉnh ngày càng thấp, vì thế người tiêu dùng không nên tẩy chay thịt heo để bảo vệ người chăn nuôi chân chính.

Nhóm các nhà khoa học của Viện Cây lương thực và cây thực phẩm (Viện Khoa học nông nghiệp VN) vừa thực hiện thành công phương pháp chọn lọc cá thể đồng dạng từ các mẫu giống dưa bở nhập nội năm 1997, để tạo thành giống dưa bở vàng số 1.

Tình trạng tôm chết ở các tỉnh ĐBSCL ngày càng lan rộng khiến hàng loạt hộ nuôi tôm mất ăn mất ngủ. Mặc dù các ngành chức năng đang nỗ lực khống chế dịch bệnh nhưng tôm vẫn chết. Ngoài chuyện thiệt hại tiền tỷ, còn mối lo lớn nhất hiện nay là môi trường nuôi bị nhiễm độc do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật…

Từ đầu năm đến nay, giá tôm nguyên liệu tại Cà Mau liên tục bị mất giá, đáng nói nhất là vào thời điểm hiện tại.