Hiệu quả từ mô hình tôm - rừng

Gia đình ông Nguyễn Văn Gọt (ấp Vĩnh Mới, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình) được Chi cục Kiểm lâm tỉnh giao khoán 5ha rừng. Ông Gọt được phép đào mương, bao bờ xung quanh để nuôi các loài thủy sản với diện tích từ 30 - 40%, còn lại 60 - 70% diện tích ông có nghĩa vụ bảo vệ và phát triển cây rừng, đảm bảo mật độ 10.000 cây/ha.
Năm 2014, gia đình ông Gọt đã sử dụng diện tích mặt nước nuôi các loài thủy sản như tôm, cua, cá, mỗi năm thu nhập gần 200 triệu đồng. Riêng từ Tết Nguyên đán 2015 đến nay, ông thu nhập gần 100 triệu đồng. Có thu nhập ổn định, các thành viên trong gia đình ông Gọt càng quan tâm chăm sóc và bảo vệ cây rừng tốt hơn.
Còn gia đình ông Lý Ngọc Nhiều (ấp Vĩnh Mới) cũng đã gắn bó với 7ha rừng phòng hộ ven biển hơn 18 năm qua. Từ việc nuôi tôm, cua, cá, hàng năm gia đình ông thu nhập vài trăm triệu đồng. Ngoài ra, ông Nhiều còn tận dụng bờ mương để trồng các loại cây ăn trái và cây phân tán như: chuối, mãng cầu, ổi, phi lao. Riêng năm 2014, ông được Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho phép tỉa thưa theo mật độ quy định, mang lại thêm nguồn thu cho gia đình 60 triệu đồng.
Ông Thái Tùng Cương, Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm liên huyện rừng phòng hộ biển Đông, cho biết: “Rừng phòng hộ ven biển hiện giờ đã thật sự có chủ, được người dân nhận khoán, tham gia quản lý, bảo vệ rất tốt. Hiện nay, không còn tình trạng người dân vào rừng chặt phá, khai thác lâm sản trái phép như trước kia. Việc chặt phá rừng hoặc đe dọa đến sự đa dạng sinh thái của rừng đều được chủ hộ nhận khoán phát hiện và báo cơ quan chức năng ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp – PTNT tỉnh thì qua 6 năm thực hiện Nghị quyết 12/2006/NQ – HĐND của HĐND tỉnh về phát triển thủy lợi vừa và nhỏ, hiện tại trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và đưa vào khai thác 200 công trình thủy lợi các loại, với tổng dung tích hữu ích hồ chứa trên 213 triệu m3.

Những năm gần đây, trên thị trường lương thực trong tỉnh, nhiều người tiêu dùng biết và tìm mua gạo của huyện Krông Nô; bởi sản phẩm này có ưu điểm như hạt nhỏ, cơm dẻo, hương thơm, vị đậm…

Vì vậy, sau sản phẩm có rau của Hợp tác xã Nông nghiệp thương mại dịch vụ Tia Sáng (Gia Nghĩa) được cấp giấy chứng nhận VietGap vào năm 2012 thì trong năm 2013, tỉnh có thêm hai sản phẩm đạt tiêu chuẩn này. Đó là sản phẩm sầu riêng của trang trại Gia Trung ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) và quýt, sầu riêng của trang trại Lộc Hồng ở xã Quảng Khê (Đắk Glong).

Không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ nông dân dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã tự mình vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, cùng góp sức xây dựng quê hương.

Tháng 9/2013, từ nguồn vốn của Dự án 3 EM, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai cấp 500 con gà giống J Dabaco cùng các loại vật tư, thức ăn cho 5 hộ dân tại các thôn Đắk Mrê, Đắk Suôn, Mê Ra, xã Quảng Tân (Tuy Đức).