Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ mô hình sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGap

Hiệu quả từ mô hình sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGap
Ngày đăng: 16/09/2015

Tập trung nhiều ở các xã: Tam Bình, Ngũ Hiệp, Cẩm Sơn, Long Tiên, Long Trung... Riêng xã Tam Bình trồng sầu riêng chuyên canh hơn 1500 ha.

Để phát huy thế mạnh của các giống cây ăn trái chủ lực, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất trái cây an toàn theo tiêu chuẩn GAP; trong thời gian qua, nhờ sự hỗ trợ của các ngành các cấp, các đoàn thể xã Tam Bình đã triển khai xây dựng các mô hình về "Sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP".

Từ nguồn vốn hỗ trợ của Đề án xây dựng nông thôn mới, với sự phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông và Trạm Khuyến nông huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy triển khai xây dựng mô hình "Sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP" tại ấp Bình Hòa A vào tháng 10/2014, xã Tam Bình có 17 hộ tham gia với diện tích 12 ha.

Qua 9 tháng hình thành và đi vào sản xuất, mô hình VietGap trên cây sầu riêng đã đem lại hiệu quả và được Công ty TNHH Công nghệ Nho Nho chứng nhận tiêu chuẩn VietGap vào tháng 7/2015. Đến nay, xã Tam Bình đã có 2 tổ hợp tác "Sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGap" ở ấp Bình Hòa A và Bình Hòa B.

"Sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP" là mô hình sản xuất nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp: tập trung vào các sản phẩm chủ lực, mũi nhọn, từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh phát huy tiềm năng sẵn có của từng địa phương.

Tham gia vào mô hình này nông dân sẽ được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quy trình sản xuất sầu riêng như: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, quản lý và xử lý chất thải, ghi chép sổ sách, lưu giữ hồ sơ và truy nguyên nguồn gốc, sử dụng thuốc đảm bảo an toàn sinh học và sức khỏe của người tiêu dùng...

Điển hình như hộ ông Đặng Văn Nữa ở ấp Bình Hòa A, là thành viên tham gia sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGap với diện tích 1,3ha, trong quá trình sản xuất được cán bộ kỹ thuật huyện hướng dẫn từ khâu chăm sóc đến việc quản lý, phòng trừ các loại sâu bệnh, nhờ đó sầu riêng phát triển tốt và cho năng suất 2 tấn/công, năng suất cao hơn từ 300kg đến 500 kg/công so với trồng sầu riêng tự túc trước kia, giá bán 70.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí ông thu lợi nhuận trên 2 tỷ đồng/năm.

Ông Đặng Văn Nữa phấn khởi cho biết "Từ khi tham gia vào Tổ hợp tác sản xuất sầu riêng theo chứng nhận VietGap thì tôi được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, bón phân hợp lý, nên chi phí sản xuất giảm mà năng suất lại tăng, thị trường tiêu thụ ổn định".

Một thành viên khác tham gia sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGap là hộ ông Nguyễn Văn Thắm, ở cùng ấp với diện tích trồng là 6000m2, áp dụng đúng quy trình sản xuất kỹ thuật, cuối vụ ông thu hoạch gần 2 tấn/công, giá bán trung bình 55.000 đồng/kg tùy từng thời điểm.

Sau khi trừ chi phí, ông thu lợi nhuận trên 1 tỷ đồng/năm. Ông Nguyễn Văn Thắm cho biết: "Trước đây, khi làm sầu riêng tự túc, tôi phun xịt thuốc tràn lan, khi tham gia vào sản xuất sầu riêng theo chứng nhận VietGap thì chăm sóc theo qui trình nhất định, sản phẩm đạt chất lượng tốt, bán giá cao".

Bà Trần Thị Nguyên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy cho biết: "Muốn sản xuất sầu riêng theo hướng bền vững thì phải có sự liên kết giữa 4 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp nhằm tạo ra các vùng nguyên liệu đặc thù, ổn định nguồn cung, cầu, đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân".


Có thể bạn quan tâm

Quỳ Hợp (Nghệ An) Tưới Nhỏ Giọt, Giải Pháp Công Nghệ Cao Trong Nông Nghiệp Quỳ Hợp (Nghệ An) Tưới Nhỏ Giọt, Giải Pháp Công Nghệ Cao Trong Nông Nghiệp

Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm, với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế đều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống. Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm được khoảng 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống…

08/08/2014
Hà Quảng Trồng 37 Ha Rừng Keo Sản Xuất Hà Quảng Trồng 37 Ha Rừng Keo Sản Xuất

Từ năm 2013 đến nay, Công ty Xây dựng Thanh Phương ( Hà Quảng) đầu tư cho 26 hộ dân xóm Khuổi Pàng, thị trấn Xuân Hòa (Hà Quảng) trồng 34 ha cây keo, đạt 90% kế hoạch.

29/07/2014
Các Địa Phương Đẩy Mạnh Chương Trình Tái Canh Cà Phê Các Địa Phương Đẩy Mạnh Chương Trình Tái Canh Cà Phê

Thực hiện chương trình tái canh cà phê, hiện nay, các cấp chính quyền và người dân địa phương đang triển khai trồng thay thế giống mới hoặc ghép giống mới, nhằm “trẻ hóa” vườn cây.

29/07/2014
Nghiên Cứu Cân Đối Dinh Dưỡng Và Cơ Cấu Canh Tác Vùng Trồng Bắp Lai Nghiên Cứu Cân Đối Dinh Dưỡng Và Cơ Cấu Canh Tác Vùng Trồng Bắp Lai

Giáo sư, tiến sĩ Ngô Ngọc Hưng-Trường đại học Cần Thơ đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật cân đối dinh dưỡng và cơ cấu canh tác hợp lý cho vùng trồng bắp lai ở 3 xã Quốc Thái, Phú Hữu và Khánh An (huyện An Phú, An Giang).

08/08/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Xuất Khẩu Lúa Gạo Qua Đường Tiểu Ngạch Tiềm Ẩn Nhiều Rủi Ro Đồng Bằng Sông Cửu Long Xuất Khẩu Lúa Gạo Qua Đường Tiểu Ngạch Tiềm Ẩn Nhiều Rủi Ro

Gần một tháng qua, dọc sông Hậu thuộc các tỉnh, thành Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp… hoạt động thu mua lúa gạo nhộn nhịp “khác thường”. Theo nhiều doanh nghiệp và các thương lái bản địa, đang có một nhóm thương lái là người miền Bắc dẫn theo một số người Trung Quốc vào đây thu gom lúa gạo để xuất sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch làm xáo trộn thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro...

08/08/2014