Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Nhím Sinh Sản Ở Thái Bình

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Nhím Sinh Sản Ở Thái Bình
Ngày đăng: 21/04/2012

Nhím là loài gặm nhấm rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, kháng bệnh tốt, yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản, hiệu quả kinh tế mang lại cao. Thấy được nguồn lợi đó, những năm gần đây, một số hộ gia đình của huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) đã chuyển sang nuôi nhím.

Tuy nhiên, quy mô còn nhỏ, chưa có quy trình chuẩn mực về kỹ thuật nuôi nhím sinh sản phù hợp với đặc điểm sinh thái cũng như điều kiện của địa phương, vì thế năng lực cung cấp giống tại chỗ cho phát triển nuôi nhím thương phẩm còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề chi phí con giống rất cao.

Với nhu cầu cấp thiết về giống, hướng tới chủ động con giống tại chỗ, góp phần đẩy mạnh phong trào nuôi nhím thương phẩm trong huyện, năm 2011, được sự hỗ trợ kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Quỳnh Phụ, do kỹ sư Vũ Ðình Quyết, Phó Trưởng phòng làm chủ nhiệm đề tài đã triển khai “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi nhím sinh sản cho hiệu quả kinh tế cao ở xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ”.

Ðể chuẩn bị cho việc nuôi nhím sinh sản đạt hiệu quả cao, ngay sau khi tiếp nhận đề tài, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện đã tổ chức cho ban chủ nhiệm đề tài và một số hộ chăn nuôi trong huyện đi thăm quan, học hỏi mô hình nuôi nhím sinh sản tại Trại giống gia súc An Bồi (Kiến Xương) và một số trại chăn nuôi nhím của huyện Ðông Hưng. Mô hình nuôi nhím sinh sản tại huyện Quỳnh Phụ được triển khai tại hộ gia đình ông Ðặng Quốc Duyệt, xã An Ấp, với 15 con nhím bố, mẹ, gồm: 12 con cái, 3 con đực. Ðược sự giúp đỡ của Phòng Nông nghiệp & PTNT từ chọn giống, hướng dẫn cách quản lý, chăm sóc, theo dõi dịch bệnh... nên đàn nhím phát triển nhanh. Nhím là loại ăn tạp nên không kén thức ăn, chủ yếu ăn rau, củ, quả và các sản phẩm nông nghiệp, như: cám, gạo, ngô, khoai lang, bí ngô. Nhím con từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành khoảng 10 tháng, trọng lượng đạt từ 8 - 10 kg. Sau thời gian mang thai 3 tháng nhím sinh sản, trong lứa đầu có đến 60% số nhím sinh được 1 con; đến lứa 2 thì có 80% sinh được 2 con, còn 20% sinh được 3 con. Nhím con từ lúc sinh ra đến khi biết ăn và bán được cho người nuôi phải từ 2 đến 3 tháng, khi đó nhím có trọng lượng từ 3 đến 4 kg.

Ông Ðặng Quốc Duyệt chia sẻ: Nuôi nhím rất rảnh thời gian, mỗi ngày chỉ dội nước rửa chuồng 1 lần và cho nhím ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, thức ăn đơn giản, dễ kiếm, có thể tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp. Chuồng trại dễ làm, không tốn nhiều chi phí. Một ô chuồng nuôi chỉ cần diện tích 2 m2 (chiều rộng: 1m, dài 2m, độ cao 1m) Nhím ít khi mắc bệnh, lâu lâu nó bị tiêu chảy nhưng sẽ tự khỏi sau 1 - 2 ngày. Nếu ăn phải thức ăn thối rữa, mất vệ sinh, điều trị rất đơn giản, chỉ cần cho nhím nhịn đói và cho ăn quả hồng xiêm. Ðồng thời, người nuôi nên rải vôi bột để tiêu độc, sát trùng chuồng nuôi nửa tháng một lần. Nhím rất sợ nước nên khi rửa chuồng không để ướt nhím. Chuồng nuôi nhím phải thiết kế nửa sáng, nửa tối. Trong chuồng nuôi phải có cục đất để nhím mài răng. Thời điểm gần sinh nở, nhất là những ngày cuối cùng trước khi sinh, cần tách riêng con bố với con mẹ bởi khi vừa sinh ra con bố thường ăn nhím con.

Sau 10 tháng triển khai mô hình nuôi nhím sinh sản tại hộ gia đình ông Ðặng Quốc Duyệt, từ 15 nhím bố mẹ, đã sinh sản được 30 con nhím giống 3 tháng tuổi. Với giá bán trung bình 3 triệu đồng/con, sau khi trừ chi phí thu lãi được trên 37,4 triệu đồng. Nếu so với chăn nuôi lợn thì mô hình của gia đình ông khẳng định được ưu thế nổi bật nhờ nguồn thức ăn sẵn có và công chăm sóc không phải bỏ ra là bao, dịch bệnh lại ít xảy ra.

Với những thành công, đề tài “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi nhím sinh sản cho hiệu quả kinh tế cao ở xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ” đã góp phần chủ động nguồn con giống tại chỗ, giảm chi phí mua giống, giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi tại địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân. Với điều kiện tự nhiên phù hợp, đây là mô hình điểm để nhân dân trong và ngoài huyện đến thăm quan, học tập và nhân rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi nhím thương phẩm và đây cũng là một hướng phát triển kinh tế mới của người dân.

Có thể bạn quan tâm

Gần 408 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Đóng Mới 40 Tàu Cá Theo Nghị Định 67 Gần 408 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Đóng Mới 40 Tàu Cá Theo Nghị Định 67

Theo đó, có 40 tàu được hỗ trợ vay vốn đóng mới tàu có công suất lớn để đánh bắt hải sản, trong đó có 37 tàu cá, 3 tàu dịch vụ hậu cần. Trong số đó có 15 tàu đóng mới bằng chất liệu vỏ thép, 2 chiếc bằng chất liệu vỏ composite, 23 chiếc bằng chất liệu vỏ gỗ.

10/11/2014
Qua 4 Năm Thực Hiện Dự Án Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Qua 4 Năm Thực Hiện Dự Án Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng

Ngay sau khi dự án trồng mới 5 triệu ha rừng kết thúc, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu bảo vệ tốt hơn 13 triệu ha rừng hiện có, cả nước sẽ trồng mới 2,6 triệu ha rừng và có Kết luận về việc thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2015. UBND tỉnh cũng đã có Quyết định thành lập Ban điều hành, Ban chỉ đạo thực hiện

15/11/2014
Cơ Chế, Chính Sách Còn Cơ Chế, Chính Sách Còn "Vênh"

Khảo sát về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ năm 2010 đến nay trên địa bàn huyện Mộ Đức, UBND huyện cho biết đã phê duyệt 77 phương án bồi thường (PABT), hỗ trợ và tái định cư (TĐC) với tổng diện tích đất đã thu hồi hơn 2.000ha của 4.896 hộ. Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ trên 239 tỷ đồng.

10/11/2014
Ngô Lai DK 6919 Cho Năng Suất 90 Tạ/ha Ngô Lai DK 6919 Cho Năng Suất 90 Tạ/ha

Vụ mùa năm nay, Trạm Khuyến nông huyện Võ Nhai phối hợp với Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam thực hiện mô hình trình diễn giống ngô lai DK 6919 tại xóm Tân Tiến, xã Dân Tiến với quy mô 1ha (ảnh), giống đối chứng là ngô lai NK 67 đang được trồng phổ biến tại địa phương.

15/11/2014
Thoát Nghèo Mà Vẫn... Âu Lo Thoát Nghèo Mà Vẫn... Âu Lo

Nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở Quảng Ngãi thoát nghèo là nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH). Tuy vậy, sau niềm vui thoát nghèo cuộc sống vẫn còn bấp bênh nên rất cần có một nguồn vốn ưu đãi tiếp theo để họ phát triển kinh tế.

10/11/2014