Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ mô hình nuôi gà thịt J-Dabaco tại Đắk Glong Đắk Nông

Hiệu quả từ mô hình nuôi gà thịt J-Dabaco tại Đắk Glong Đắk Nông
Ngày đăng: 04/10/2015

Để giúp người dân nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, Trạm đã tổ chức 3 lớp tập huấn về chăn nuôi, kỹ thuật thú y cho 90 lượt người tham gia.

Qua đó, nông dân đã tiếp thu được các phương pháp kỹ thuật trong chọn giống, chuẩn bị chuồng trại, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị một số loại bệnh thường gặp.

Gia đình bà Đinh Thị Hiền ở thôn 8, xã Quảng Khê nuôi gà thịt J-Dabaco được khoảng 2 năm nay.

Theo bà thì giống gà J-Dabaco có chất lượng thịt thơm ngon, ngọt như gà ri truyền thống nên được thị trường ưa chuộng. Trọng lượng giữa gà trống và mái không chênh lệch nhiều, tỉ lệ mỡ thấp... nên dễ tiêu thụ.

Một năm bà Hiền nuôi được 3 lứa gà J-Dabaco ngay tại rẫy cà phê của gia đình, mỗi lứa 200 con, giá bán bình quân khoảng 85.000 – 90.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, bà Hiền lãi hơn 35.000 đồng/con.

 

Gia đình bà Đinh Thị Hiền nuôi gà J-Dabaco mang lại thu nhập cao

Tương tự, bà Phan Thị Nga, ở thôn 8 cho biết, thời gian nuôi gà J-Dabaco chỉ từ 90 – 95 ngày, tỉ lệ tiêu tốn thức ăn khoảng 2,8 - 3,2 kg/1kg tăng trọng nên bà tiết kiệm được chi phí, rủi ro trong chăn nuôi.

Vào thời điểm giá gia cầm xuống thấp nhất bà vẫn bán với giá 70.000 đồng/kg, tính ra vẫn lãi gần 30.000 đồng/con.

Rất nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã tận dụng rẫy cà phê, cao su, hồ tiêu… để nuôi thả gà J-Dabaco.

Hầu hết các hộ đang nuôi gà đều cho rằng, giống gà J-Dabaco dễ nuôi, sức kháng bệnh tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu tại địa phương, không đòi hỏi kỹ thuật cao, phù hợp tập quán, điều kiện nuôi bán chăn thả, nhất là với bà con đồng bào dân tộc thiểu số.

Thời gian qua, Dự án 3EM đã hỗ trợ trên 2.000 con gà giống J-Dabaco cho hàng chục hộ dân của huyện Đắk Glong.

Nhận thấy được sự thành công từ các mô hình nuôi gà J-Dabaco, người dân trong vùng đã học tập kinh nghiệm kỹ thuật, mua lại giống để nhân đàn. Việc nuôi gà J-Dabaco đã mang lại thu nhập khá ổn định cho nhiều gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Doanh Nghiệp An Giang Ngừng Mua Cá Tra, Nông Dân Điêu Đứng Doanh Nghiệp An Giang Ngừng Mua Cá Tra, Nông Dân Điêu Đứng

Gần 1 tháng qua, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu trên địa bàn An Giang và các tỉnh lân cận đã ngưng mua cá nguyên liệu của nông dân, làm người nuôi điêu đứng. Đại diện một doanh nghiệp cho biết, do thị trường thế giới hạn chế nhập hàng; giá xuất khẩu chỉ tăng 30 cent, nhưng giá nguyên liệu lại tăng 2.500 đồng/kg, nên doanh nghiệp hạn chế sản xuất.

27/05/2014
Nhiều Nông Dân Quay Lưng Với “Cây Quý Tộc” Nhiều Nông Dân Quay Lưng Với “Cây Quý Tộc”

Nhưng do người dân chạy theo thị trường, không theo quy hoạch dẫn tới cung vượt cầu và hệ quả là điệp khúc trồng - chặt - trồng liên tục diễn ra, người nông dân rơi vào vòng luẩn quẩn. Hiện nhiều người dân đã quay lưng với cây cao su, loại cây một thời làm giàu cho hàng ngàn hộ dân trên địa bàn tỉnh.

21/06/2014
Rau Màu Lãi Lớn Rau Màu Lãi Lớn

Nhiều nông dân ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đã mạnh dạn phá bỏ thế độc canh cây lúa, chuyển sang trồng xen canh rau màu mang lại hiệu quả cao.

27/05/2014
Bón Phân Đón Đòng Bón Phân Đón Đòng

Phần lớn diện tích lúa hè thu ở Huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đang ở giai đoạn từ 40-45 ngày tuổi. Đây là giai đoạn lúa đang chuẩn bị làm đòng. Bón phân đón đòng cho lúa ở giai đoạn này có tác động rất lớn đến năng lúa của cả vụ.

21/06/2014
Nông Dân Vẫn “Đơn Thương Độc Mã” Nông Dân Vẫn “Đơn Thương Độc Mã”

Những lý do làm cho nông dân nghèo, giá nông sản thấp và sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp yếu có thể kể: không có ai giúp nông dân đi bán hàng, không có nhiều công ty nông nghiệp kinh doanh chuyên nghiệp và không có ai bày cho nông dân biết chuyện làm ăn…

27/05/2014