Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ mô hình nuôi gà thịt J-Dabaco tại Đắk Glong Đắk Nông

Hiệu quả từ mô hình nuôi gà thịt J-Dabaco tại Đắk Glong Đắk Nông
Ngày đăng: 04/10/2015

Để giúp người dân nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, Trạm đã tổ chức 3 lớp tập huấn về chăn nuôi, kỹ thuật thú y cho 90 lượt người tham gia.

Qua đó, nông dân đã tiếp thu được các phương pháp kỹ thuật trong chọn giống, chuẩn bị chuồng trại, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị một số loại bệnh thường gặp.

Gia đình bà Đinh Thị Hiền ở thôn 8, xã Quảng Khê nuôi gà thịt J-Dabaco được khoảng 2 năm nay.

Theo bà thì giống gà J-Dabaco có chất lượng thịt thơm ngon, ngọt như gà ri truyền thống nên được thị trường ưa chuộng. Trọng lượng giữa gà trống và mái không chênh lệch nhiều, tỉ lệ mỡ thấp... nên dễ tiêu thụ.

Một năm bà Hiền nuôi được 3 lứa gà J-Dabaco ngay tại rẫy cà phê của gia đình, mỗi lứa 200 con, giá bán bình quân khoảng 85.000 – 90.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, bà Hiền lãi hơn 35.000 đồng/con.

 

Gia đình bà Đinh Thị Hiền nuôi gà J-Dabaco mang lại thu nhập cao

Tương tự, bà Phan Thị Nga, ở thôn 8 cho biết, thời gian nuôi gà J-Dabaco chỉ từ 90 – 95 ngày, tỉ lệ tiêu tốn thức ăn khoảng 2,8 - 3,2 kg/1kg tăng trọng nên bà tiết kiệm được chi phí, rủi ro trong chăn nuôi.

Vào thời điểm giá gia cầm xuống thấp nhất bà vẫn bán với giá 70.000 đồng/kg, tính ra vẫn lãi gần 30.000 đồng/con.

Rất nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã tận dụng rẫy cà phê, cao su, hồ tiêu… để nuôi thả gà J-Dabaco.

Hầu hết các hộ đang nuôi gà đều cho rằng, giống gà J-Dabaco dễ nuôi, sức kháng bệnh tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu tại địa phương, không đòi hỏi kỹ thuật cao, phù hợp tập quán, điều kiện nuôi bán chăn thả, nhất là với bà con đồng bào dân tộc thiểu số.

Thời gian qua, Dự án 3EM đã hỗ trợ trên 2.000 con gà giống J-Dabaco cho hàng chục hộ dân của huyện Đắk Glong.

Nhận thấy được sự thành công từ các mô hình nuôi gà J-Dabaco, người dân trong vùng đã học tập kinh nghiệm kỹ thuật, mua lại giống để nhân đàn. Việc nuôi gà J-Dabaco đã mang lại thu nhập khá ổn định cho nhiều gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa giống rau mầm nhập ngoại Ẩn họa giống rau mầm nhập ngoại

Mặc dù Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng nói rằng rau mầm rất tốt cho sức khỏe do có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu sản xuất đại trà thông qua lạm dụng hóa chất kích thích sẽ là ẩn họa khó lường...

11/10/2015
Trên 200 tổ, đội sản xuất giống, lúa giống diện tích trên 10.000 héc-ta Trên 200 tổ, đội sản xuất giống, lúa giống diện tích trên 10.000 héc-ta

Theo Sở Nông nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang: Đến nay, phong trào lai tạo, sản xuất giống lúa phát triển mạnh. Toàn tỉnh có trên 200 tổ, đội sản xuất giống, lúa giống với diện tích trên 10.000 héc-ta, đáp ứng 95% lượng giống các loại.

11/10/2015
Căng thẳng vụ đông xuân Căng thẳng vụ đông xuân

Năm nay ở ĐBSCL lũ không về, ruộng đồng không có phù sa bồi đắp, không có nước làm vệ sinh gốc rạ, cỏ dại để cắt nguồn lây lan dịch bệnh.

11/10/2015
Xây dựng thương hiệu cho lúa chất lượng cao Xây dựng thương hiệu cho lúa chất lượng cao

Theo quy hoạch, đến năm 2020, diện tích lúa chất lượng cao của Hà Nội sẽ đạt 40.000ha (chiếm 43% diện tích đất canh tác lúa), tập trung ở 8 huyện ngoại thành là Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai và Thường Tín.

11/10/2015
Tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu chuối ở Quảng Trị Tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu chuối ở Quảng Trị

Những ngày qua, nhiều tiểu thương làm nghề thu mua chuối xuất khẩu tại huyện Hướng Hóa bị thu phí quá cao khi làm thủ tục thông quan qua nước bạn Lào tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Đen Sa Vẳn, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn.

11/10/2015