Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ mô hình nuôi gà an toàn sinh học

Hiệu quả từ mô hình nuôi gà an toàn sinh học
Ngày đăng: 06/11/2015

Ông Ngô Minh Tuấn (ấp Đông, xã Long Phước) chăm sóc đàn gà tại gia đình.

Tháng 8-2015, Trạm KNKN TP. Bà Rịa cung cấp 1.400 con gà ta giống cho 7 hộ vừa thoát nghèo đầu năm 2015 ở xã Long Phước với tổng kinh phí gần 89 triệu đồng.

Mỗi hộ được hỗ trợ 200 con gà 30 ngày tuổi, 200kg cám thực phẩm và được hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng trại theo chuẩn quy định.

Ngoài ra, để phòng trừ các bệnh như tụ huyết trùng, cầu trùng… cho gà, các hộ còn được khuyến cáo vệ sinh sát trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống trước khi thả con giống từ 5 - 7 ngày, áp dụng nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vac-xin, bảo đảm thức ăn đủ chất đạm, khoáng và vitamin…

Nhờ thực hiện đúng quy trình chăn thả do Trạm KNKN hướng dẫn, sau gần 3 tháng nuôi, trọng lượng bình quân mỗi con gà đạt từ 1,5 - 2kg.

Với giá bán từ 85.000 - 90.000 đồng/kg (cao hơn 10 - 15.000 đồng/kg so với nuôi gà thông thường), ước tính người nuôi thu lãi khoảng hơn 20 triệu đồng/lứa 200 con.

Gia đình ông Trần Văn Hùng (ấp Nam, xã Long Phước) là một trong những hộ thoát nghèo vào đầu năm 2015, được Trạm KNKN hỗ trợ 200 con gà ta giống về nuôi.

Ông Hùng bỏ ra 5,5 triệu đồng xây dựng chuồng trại rộng 25m2, mua lưới về bao xung quanh khu vườn 4.000m2, kết hợp nuôi khoanh vùng và chăn thả trong vườn.

Để giảm thiểu mùi hôi, phòng chống các bệnh về hô hấp trên đàn gà, ông Hùng mua trấu về trải xuống mặt sàn một lớp khoảng 5 - 10cm.

Sau khi trải trấu, ông phun thuốc khử trùng xung quanh chuồng trại, thường xuyên dọn trấu để bảo đảm chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ.

Nuôi được 1,5 tháng, đàn gà phát triển nhanh, trung bình mỗi con nặng 1 - 1,2kg.

Ông Hùng chọn bán 30 con lớn với giá 70.000 đồng/con để giảm bớt chi phí mua thức ăn và giúp đàn gà phát triển đồng đều.

Ông Trần Văn Hùng cho hay: “Với phương thức này, tôi đã giảm được khoảng 30% chi phí đầu tư do không phải thay đệm lót, giảm chi phí thuốc phòng, chữa bệnh cho đàn gà, từ đó tăng lợi nhuận.

Được chăn thả trong vườn, gà vận động nhiều nên thịt chắc, chất lượng thơm ngon, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng”.

Đầu tháng 10 vừa qua, được người quen giới thiệu, ông Hùng bán cho một bếp ăn tập thể ở TP.Vũng Tàu 90 con gà nặng gần 2kg/con với giá 95.000 đồng/kg.

Từ việc bán 120 con gà, sau khi trừ chi phí thức ăn, thuốc phòng bệnh… ông Hùng thu lãi hơn 11 triệu đồng.

Ông Ngô Minh Tuấn (ấp Đông, xã Long Phước) cho biết, được Trung tâm KNKN hỗ trợ 200 con gà ta giống, ông đã sửa lại chuồng heo, mua thêm lưới về bao quanh để thả gà.

Ngoài 200kg cám thực phẩm được trung tâm hỗ trợ, ông còn mua bắp, lúa cho gà ăn bổ sung.

Để phòng các bệnh dịch tả, thương hàn, cầu trùng cho gà, ông mua các loại thuốc dạng bột về pha với nước ấm cho gà uống theo hướng dẫn của bác sỹ thú y.

Đến nay, đàn gà của ông phát triển tốt, đang trong quá trình vỗ béo, mỗi con nặng 1,5 - 2kg và đang chờ xuất bán.

Ông Tuấn cho biết: “Định kỳ hàng tháng, Trạm KNKN cử cán bộ kỹ thuật đến kiểm tra và hướng dẫn cho gia đình tôi kỹ thuật chăm sóc, tiêm ngừa phòng bệnh nên tỷ lệ hao hụt không đáng kể, khoảng dưới 10%.

Sau lứa gà này, tôi sẽ mua thêm con giống để tái đàn, tăng thu nhập và cải thiện kinh tế gia đình”.

Theo các hộ chăn nuôi gà theo mô hình an toàn sinh học, nuôi bằng cách truyền thống thì gà rất dễ bị bệnh về đường hô hấp và đường ruột, tỷ lệ hao hụt cao, gà tăng trọng thấp, mùi hôi thối từ chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Nhưng khi thực hiện mô hình đệm lót sinh học, tình trạng này được cải thiện đáng kể, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp giảm hẳn, gà tăng trọng nhanh.

Ông Mã Văn Đồng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Phước cho biết, các hộ tham gia mô hình nuôi gà ta thả vườn phải đáp ứng đủ các tiêu chí như: có diện tích vườn, chuồng trại rộng, đáp ứng yêu cầu về an toàn sinh học, bảo đảm không gây ô nhiễm trong khu dân cư.

Ngoài ra, trước khi nuôi, các hộ còn được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho gia cầm nói chung và phòng bệnh trên đàn gà nói riêng.

Mô hình này phù hợp với những hộ gia đình ít vốn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, đồng thời góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Tây Nguyên Cũng Đau Đầu Vì Giá Sắn Tây Nguyên Cũng Đau Đầu Vì Giá Sắn

Hiện nay, người dân các tỉnh Tây Nguyên đang tiến hành thu hoạch sắn niên vụ 2011-2012. Niên vụ trước do giá sắn trên thị trường tăng cao, đã thu hút đông đảo người dân ở Tây Nguyên đổ xô trồng loại cây này, bất chấp sự khuyến cáo của các cơ quan chức năng. Nong nghiep, nong thon, nha nong, nong dan, khuyen nong

05/03/2012
Vải Thiều VietGAP Ngày Càng Được Giá Vải Thiều VietGAP Ngày Càng Được Giá

Những năm qua, việc mở rộng diện tích vải thiều sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được các cấp, các ngành và người dân trồng vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) quan tâm. Mặc dù sản phẩm vải thiều VietGAP chưa có thị trường tiêu thụ riêng nhưng sản xuất vải thiều VietGAP đã và đang trở thành xu thế tất yếu ở "kinh đô" vải thiều Lục Ngạn…

16/06/2012
Cá Mú Vào Bờ, Niềm Vui Làng Biển Ở Bình Thuận Cá Mú Vào Bờ, Niềm Vui Làng Biển Ở Bình Thuận

Tháng 5 trời nắng gắt, cá mú con vào rạn khá dày. Ngư dân vùng Gành Rái, xã Chí Công (Tuy Phong - Bình Thuận) được dịp giăng bẫy bắt mú con, thu nhập nhờ đó mà tăng khá.

26/05/2012
Đồng Bào Khmer Sóc Trăng Làm Giàu Từ Cây Hẹ Đồng Bào Khmer Sóc Trăng Làm Giàu Từ Cây Hẹ

Không biết chính xác hẹ được trồng từ khi nào, nhưng trong vài năm trở lại đây, nhiều nhà nông ở các vùng chuyên canh màu của Sóc Trăng như Đại Tâm, Tham Đôn (huyện Mỹ Xuyên), Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú) đã vươn lên khá giàu, ổn định được kinh tế gia đình từ loại cây này. Bên cạnh nguồn lợi từ cây lúa và chăn nuôi thì trồng hẹ được xem là mô hình trồng màu đạt thu nhập cao, bền vững của những hộ nông dân Khmer vùng này.

25/04/2012
Sinh Sản Nhân Tạo Thành Công Giống Cá Rô Đầu Vuông Sinh Sản Nhân Tạo Thành Công Giống Cá Rô Đầu Vuông

Trong thời gian qua cá rô đầu vuông đã được đưa vào nuôi thử nghiệm thành công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là loại cá phàm ăn, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh tật và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi thâm canh loài cá này trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do con giống chủ yếu được nhập từ các tỉnh phía Nam dẫn đến giá cá giống còn quá cao, quãng đường vận chuyển xa nên cá dễ mắc bệnh, tỷ lệ hao hụt cao.

17/06/2012