Hiệu Quả Từ Mô Hình Giảm Nghèo Bền Vững Của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Huyện Lang Chánh

6 tháng đầu năm 2014, Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) huyện Lang Chánh đã thành lập được 20 nhóm tiết kiệm, quyên góp gần 258 triệu đồng, xét cho 241 lượt hội viên vay vốn sản xuất, nâng tổng số lên 117 nhóm tiết kiệm trong toàn huyện với tổng số tiền thu được là 1 tỷ 136 triệu đồng cho 3.411 lượt hội viên vay đầu tư phát triển kinh tế.
Năm 2012, HLHPN huyện đang phối hợp với chương trình phát triển vùng Lang Chánh - Tầm nhìn Thế giới Việt Nam triển khai mô hình lợn nái sinh sản cho các hội viên nghèo. Chỉ với 20 con lợn nái ban đầu được cấp cho 20 phụ nữ nghèo, đến nay, đàn lợn đã sinh sản thêm 404 con (nâng tổng số đàn lợn lên 494 con) tạo nguồn cung cấp lợn giống cho 100 phụ nữ nghèo khác.
Cũng từ chương trình phối hợp trên, từ đầu năm 2014, HLHPN huyện đã cấp 410 con vịt đặc sản cho 10 hộ gia đình hội viên tại bản Năng Cát, xã Trí Nang.
Đây là giống vịt của đồng bào người Thái trong huyện, hứa hẹn sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, giúp chị em từng bước có thêm thu nhập, ổn định đời sống. HLHPN huyện còn kêu gọi mỗi hội viên quyên góp 3.000 đồng gây quỹ giúp chị em gặp hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận nguồn vốn phát triển sản xuất.
Từ những việc làm thiết thực trên đã giúp cho 126 hộ có hội viên phụ nữ vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, song song với việc triển khai vụ kiện bán phá giá thịt gà nhập khẩu từ Mỹ, việc cấp bách cần làm ngay là hiệp hội sẽ gửi đơn kiến nghị Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn tạm ngưng hoàn toàn việc nhập khẩu các sản phẩm từ gia cầm của Mỹ chứ không chỉ một số bang như hiện nay, do từ cuối năm 2014 đến nay, nước này xảy ra dịch cúm gia cầm.

Dù sản phẩm đã được công nhận VietGAP nhưng người tiêu dùng vẫn chưa thực sự yên tâm. Lý do là sự sạch - bẩn của rau chủ yếu phụ thuộc vào lương tâm của người sản xuất và bán hàng, chứ chưa được các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát…

Ông Nguyễn Văn Thông ở ấp Phước Hòa, xã Phước Hưng, trồng 3 công đậu phộng giống L15 cho biết, loại cây này dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, chỉ sau 3 tháng có thể thu hoạch đạt năng suất 600 - 650 kg/công, tăng 20 - 25 kg/công so với vụ rồi. Sau khi thu hoạch xong, thương lái vào tận ruộng thu mua với giá 15.000 - 16.000 đồng/kg, tăng khoảng 6.000 - 7.000 đồng/kg so với thời điểm năm rồi. Sau khi trừ hết chi phí, ông Thông lãi gần 20 triệu đồng.

Ở huyện Cần Đước, tỉnh Long An, bà con nông dân trồng rau ăn lá trong mùa mưa thường gặp nhiều rủi ro do ẩm độ không khí cao, sâu bệnh phát triển mạnh, mưa gió nhiều rau dễ bị dập nát khó bán, bà con phải dùng lưới che nên tốn thêm chi phí. Tuy nhiên, do giá rau cao hơn so với những tháng trồng vào mùa nắng nên bà con vẫn duy trì diện tích trồng.

Phú Tân là một huyện cù lao, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, cũng là một trong những huyện đi đầu trong tỉnh An Giang về ứng dụng cơ giới hóa trên đồng ruộng, những năm qua, huyện không ngừng đổi mới các phương pháp canh tác để tăng năng suất và tăng lợi nhuận cho nông dân, trong đó việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa đã giúp nông dân giảm thất thoát trên đồng ruộng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận ...