Hiệu Quả Từ Mô Hình Giảm Nghèo Bền Vững Của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Huyện Lang Chánh

6 tháng đầu năm 2014, Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) huyện Lang Chánh đã thành lập được 20 nhóm tiết kiệm, quyên góp gần 258 triệu đồng, xét cho 241 lượt hội viên vay vốn sản xuất, nâng tổng số lên 117 nhóm tiết kiệm trong toàn huyện với tổng số tiền thu được là 1 tỷ 136 triệu đồng cho 3.411 lượt hội viên vay đầu tư phát triển kinh tế.
Năm 2012, HLHPN huyện đang phối hợp với chương trình phát triển vùng Lang Chánh - Tầm nhìn Thế giới Việt Nam triển khai mô hình lợn nái sinh sản cho các hội viên nghèo. Chỉ với 20 con lợn nái ban đầu được cấp cho 20 phụ nữ nghèo, đến nay, đàn lợn đã sinh sản thêm 404 con (nâng tổng số đàn lợn lên 494 con) tạo nguồn cung cấp lợn giống cho 100 phụ nữ nghèo khác.
Cũng từ chương trình phối hợp trên, từ đầu năm 2014, HLHPN huyện đã cấp 410 con vịt đặc sản cho 10 hộ gia đình hội viên tại bản Năng Cát, xã Trí Nang.
Đây là giống vịt của đồng bào người Thái trong huyện, hứa hẹn sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, giúp chị em từng bước có thêm thu nhập, ổn định đời sống. HLHPN huyện còn kêu gọi mỗi hội viên quyên góp 3.000 đồng gây quỹ giúp chị em gặp hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận nguồn vốn phát triển sản xuất.
Từ những việc làm thiết thực trên đã giúp cho 126 hộ có hội viên phụ nữ vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Là địa phương cuối cùng của thị xã Ngã Bảy đạt danh hiệu xã NTM, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân đã tập trung phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần thay đổi diện mạo xã nông thôn.

Cùng với năng suất sụt giảm, nông dân tốn thêm chi phí thu hoạch thì vụ lúa hè thu 2015 cũng bộc lộ những tồn tại mang tính trầm kha của quá trình sản xuất, liên kết…

Sản phẩm chăn nuôi Việt kém cạnh tranh vì giá cao, chi phí đầu vào cao do lãi suất ngân hàng cho vay cao, nhập khẩu nhiều nguyên liệu...

Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên đã giảm đáng kể, trong đó có một số loài cá, tôm có giá trị kinh tế cao. Đây là thực trạng đáng báo động cho việc đánh bắt mang tính tận diệt nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu.

Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh vừa phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất miền Trung tổ chức hội thảo cuối vụ mô hình trồng bắp trên đất lúa chuyển đổi. Mô hình được thực hiện tại thôn An Chiểu, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân với diện tích 3 ha, có 35 hộ nông dân tham gia sử dụng giống bắp lai Cp333 gieo trồng trên ruộng của mô hình và ruộng đối chứng trên cùng chân đất.