Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ mô hình chuỗi liên kết cá tra

Hiệu quả từ mô hình chuỗi liên kết cá tra
Ngày đăng: 03/09/2015

Hiện nay, NHNN đã phê duyệt cho 02 doanh nghiệp là Công ty TNHH Hùng Cá và Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An tại Đồng Tháp và An Giang thực hiện 02 dự án liên kết sản xuất và xuất khẩu cá tra với tổng số tiền là 1.642 tỷ đồng, dư nợ cho vay đến nay đạt 1.346 tỷ đồng, chiếm trên 80% tổng số tiền cam kết cho vay.

Riêng nhóm Công ty TNHH Hùng Cá, dư nợ cho vay đến 31/12/2014 là1.045,86 tỷ đồng, đạt 74,33% hạn mức được phê duyệt. Đối với 306 hộ dân thực hiện mô hình liên kết nuôi, sản lượng cá dự kiến thu mua khi thu hoạch 240 tấn/ha/năm, lợi nhuận chia cho hộ dân ước tính 70 tỷ đồng/năm (theo đề án); đối với 20 hộ dân thực hiện mô hình liên kết 3 bên (cung ứng thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật), lợi nhuận chia cho 20 hộ dân ước tính 29 tỷ đồng/năm.

Trong mô hình này, lợi ích mà doanh nghiệp có được là doanh nghiệp đã tạo ra những vùng sản xuất lớn để có điều kiện sản xuất cùng một loại giống, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng để tăng năng suất lao động. Giúp doanh nghiệp có vùng nguyên liệu ổn định đáp ứng nhu cầu sản xuất theo đúng kế hoạch của công ty từ đó loại bỏ được tình trạng khan hiếm nguyên liệu sản xuất, phải thu mua nguyên liệu với giá cao làm tăng chi phí đầu vào của sản phẩm. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc xây dựng, phát triển, quảng bá thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường...

Đối với người nông dân, có thể nhận thấy những lợi ích mang lại cho họ khi tham gia chuỗi liên kết như được các doanh nghiệp đầu mối hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất, được cung cấp đầy đủ giống, vật tư phục vụ sản xuất và ngay cả ứng trước tiền trang trải sinh hoạt phí; thu nhập cao hơn do hiệu quả sản xuất được nâng lên và ở một số nơi người nông dân đã thực sự trở thành người “công nhân” nông nghiệp với thu nhập ổn định.

Sau một năm triển khai, chương trình cho vay thí điểm đã đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, xây dựng nông thôn mới và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chủ trương của Chính phủ.

Việc ban hành và triển khai thực hiện cho vay thí điểm đã giải quyết được những khó khăn, vướng mắc tồn tại trong suốt những năm trước đây đối với hoạt động nuôi cá tra, cụ thể: tạo điều kiện cho việc xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ giữa người nông dân nuôi cá và doanh nghiệp chế biến để sản phẩm cá tra phát triển ổn định và bền vững; giải quyết được khó khăn về vốn sản xuất, về việc không đủ tài sản bảo đảm để vay vốn nuôi cá.

Bên cạnh đó, việc thực hiện cho vay thí điểm cũng tạo thuận lợi rất lớn cho người nuôi cá và doanh nghiệp chế biến, giúp họ chủ động đàm phán với các doanh nghiệp cung ứng thức ăn nuôi cá để được cung cấp thức ăn với một mức giá thấp hơn giá thị trường; hưởng mức chiết khấu cao hơn; phương thức giao nhận hàng hóa, hình thức và thời gian thanh toán thuận lợi hơn; từ đó giúp họ chủ động hơn trong hoạt động nuôi cá và chế biến, góp phần giảm giá thành và tăng hiệu quả sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra.

Ông Trần Văn Hùng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá (Đồng Tháp) cho biết, qua mô hình phát vay, doanh nghiệp thuận lợi hơn về nguồn nguyên liệu và nông dân tham gia chuỗi đảm bảo được lợi nhuận nên thời gian tới công ty sẽ tiếp tục đề nghị mở rộng thêm các hộ dân tham gia chuỗi.

Không chỉ doanh nghiệp nhìn thấy hướng mở và lợi ích từ chuỗi liên kết mà chính người nông dân đã nhìn nhận được vấn đề. Còn theo ông Nguyễn Văn Tấn, nông dân tham gia chuỗi liên kết nuôi cá tra với Công ty Hùng Cá, nếu so sánh giữa nuôi cá tự do với nuôi cá theo mô hình liên kết chuỗi thì mô hình liên kết là mô hình bền vững, bởi khi tham gia chuỗi nông dân không sợ mua phải thức ăn kém chất lượng mà giá lại tốt nhất.

Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với nỗ lực của toàn ngành ngân hàng, dư nợ cho vay đối với ngành cá tra đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá tra của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân trên địa bàn các tỉnh khu vực ĐBSCL.

Dư nợ cho vay nuôi, thu mua, chế biến, xuất khẩu cá tra tăng đều qua các năm với tỷ lệ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2014 đạt 15% và chiếm khoảng 45% tổng dư nợ cho vay thủy sản cả nước. Đến 30/6/2015, dư nợ cho vay trong lĩnh vực này đạt khoảng 25.500 tỷ đồng, tăng 6,25% so với cuối năm 2014. Những tỉnh, thành phố có dư nợ cho vay nuôi, thu mua chế biến cá tra lớn là Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long.


Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm người nuôi tôm công nghiệp! Nỗi niềm người nuôi tôm công nghiệp!

Đầm Dơi (Cà Mau) là huyện trọng điểm về nuôi trồng thủy sản (NTTS), với diện tích trên 65 ngàn hecta, trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp là 2.856ha, tuy nhiên hiện nay chỉ có khoảng 60% diện tích nuôi đạt hiệu quả, 40% còn lại hòa vốn hoặc thua lỗ…

19/06/2015
Hơn 138 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh trong vụ 1 năm 2015 Hơn 138 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh trong vụ 1 năm 2015

Tính từ đầu vụ nuôi năm nay, diện tích tôm nuôi có biểu hiện bệnh trên toàn tỉnh Nghệ An là 138,5 trong tổng số 1.263ha. Trước tình hình trên, sáng ngày 15/6, Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức hội nghị Bổ cứu sản xuất nuôi tôm vụ 1 năm 2015 và đề ra các biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

19/06/2015
Thu lãi lớn từ mô hình ương tôm giống Thu lãi lớn từ mô hình ương tôm giống

Chính nhờ chịu khó biết ứng dụng khoa học kỹ thuật và năng động trong kinh doanh, ông Hồ Ngọc Vân trở nên khá giả khi lập nghiệp trên vùng đất mới. Với mô hình ương tôm giống, nhiều năm nay mỗi năm ông thu lãi gần 400 triệu đồng.

19/06/2015
Nuôi cua thương phẩm lợi nhuận tương đối ổn định Nuôi cua thương phẩm lợi nhuận tương đối ổn định

Nuôi cua thương phẩm đang được nhiều hộ dân trong tỉnh áp dụng nhờ lợi nhuận tương đối ổn định. Ưu điểm của mô hình này vốn đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi dễ áp dụng, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương.

19/06/2015
Tôm thẻ chân trắng mất mùa Tôm thẻ chân trắng mất mùa

Người nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang phải đối diện với tình trạng thua lỗ nặng vì tôm chết và rớt giá. Hiện nay, ở nhiều vùng tôm như: Ninh Hà, Ninh Lộc… diện tích đìa thả nuôi rất ít.

19/06/2015