Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi Lợn liên kết ở Nghi Xuân

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi Lợn liên kết ở Nghi Xuân
Ngày đăng: 11/09/2015

Ông Lê Văn Bàng tại xã Xuân Liên là một trong những nông dân đầu tiên tại địa phương tham gia kí kết hợp đồng chăn nuôi gia công cho Công ty C.P Việt Nam.

Đây là năm thứ 3 gia đình ông nuôi Lợn liên kết với C.P.  Hiện gia đình ông có 3 chuồng,mỗi chuồng gia đình ông nuôi 600 con, mỗi năm gia đình ông xuất chuông hai lứa trung bình gia đình ông xuất chuồng 3600 con/ năm.

Trừ đi chi phí, mỗi năm gia đình ông có lãi trên 700 triệu đồng.

Theo ông Bàng, hình thức liên kết của Công ty C.P cũng thuận tiện, sau khi khảo sát chuồng trại xong, phía Công ty sẽ đầu tư con giống, thức ăn và toàn bộ vacxin tiêm phòng cho đàn Lợn. Người nuôi chỉ gia công chăm sóc dưới sự hướng dẫn của cán bộ Công ty C.P; vệ sinh chuồng trại theo quy trình công ty cung cấp.

Cuối mỗi vụ nuôi, khi heo đạt trọng lượng từ 100kg trở lên thì công ty sẽ thanh toán chi phí gia công theo hợp đồng được kí kết, với mức giá dao động từ 3000 – 3.500 đồng/kg. Nhờ đó, lợi nhuận từ việc nuôi lợn liên kết với công ty ổn định và an tâm.

Hiện nay trên địa bàn huyện Nghi Xuân đã có 11 mô hình qui mô lớn, 54 mô hình qui mô nhỏ theo hình thức liên kết.

Bước đầu các mô hình nuôi Lợn liên kết đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó mô hình chăn nuôi Lợn thịt liên kết với công ty Khoáng sản Thương mại Hà Tĩnh và Công ty CP Việt Nam được đánh giá là khá hiệu quả và bền vững, mỗi năm chủ hộ chăn nuôi liên kết có thể xuất chuồng từ 2 lứa Lợn thịt, cho thu nhập từ 300 đến 600 triệu đồng đối với các hộ nuôi từ 1,5 đến 2 nghìn con mỗi năm.

Xuân Thành là trong những địa phương đi đầu tại huyện Nghi Xuân trong việc phát triển mô hình chăn nuôi Lợn qui mô nhỏ và vừa có liên kết. Trong đó tiêu biểu là mô hình chăn nuôi Lợn trên nền đệm lót sinh học. Mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học giúp người chăn nuôi tiết kiệm được khá nhiều sức lao động và hạn chế được nhiều tác nhân sinh bệnh phát triển.

Với những nguyên liệu đơn giản, quen thuộc với người nông dân như mùn cưa, vỏ trấu, lõi ngô được nghiền nhỏ…người chăn nuôi có thể thực hiện một cách dễ dàng, các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng không quá phức tạp. Hiện nay ngoài 2 HTX chăn nuôi lớn, một mô hình chăn nuôi 300 con Lợn nái (ông bà).

Xuân Thành đã có 3 tổ hợp tác chăn nuôi vừa và nhỏ thu hút trên 20 hộ tham gia chăn nuôi có qui mô từ 20 đến dưới 100 con Lợn thịt.

Từ thực tế hoạt động các mô hình liên kết trong phát triển chăn nuôi thời gian qua có thể  cho thấy muốn phát triển kinh tế cho người nông dân nhất thiết phải xây dựng các mô hình liên kết sản xuất và tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn về quản lý chất lượng hiệu quả từng mô hình .

Mỗi mô hình có những ưu, khuyết điểm khác nhau, song về cơ bản hiện nay nó đã hình thành nền tảng và tạo điều kiện cho kinh tế nông thôn phát triển. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Hiệu quả kinh tế và những triển vọng mở ra cho mối liên kết giữa nông dân và Công ty C.P và Công ty Khoáng sản Thương mại Hà Tĩnh thời gian qua khá tích cực. Tuy nhiên, quy mô và diện tích liên kết vẫn còn nhỏ, chưa thật sự tạo bước chuyển mạnh mẽ trong cơ cấu chăn nuôi trên địa bàn.

Để việc liên kết này được lan tỏa và phát huy hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới thì Nghi Xuân cũng còn khá nhiều việc phải làm.

Hy vọng rằng, những thành công bước đầu của mô hình chăn nuôi Lợn liên kết sẽ tạo thêm niềm tin cho bà con nông dân Nghi Xuân trong việc đẩy mạnh chăn nuôi, tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống .


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Rắn Hổ Hèo Giúp Nông Dân Tăng Thu Nhập Ở Thoại Giang (An Giang) Nuôi Rắn Hổ Hèo Giúp Nông Dân Tăng Thu Nhập Ở Thoại Giang (An Giang)

Chủ tịch UBND xã Thoại Giang (Thoại Sơn - An Giang) Đinh Văn Hiền cho biết, từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, 30 hộ nghèo của xã được hỗ trợ 120 triệu đồng thực hiện mô hình nuôi rắn hổ hèo. Với chi phí đầu tư thấp, không đòi hỏi nhiều diện tích, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, mô hình này đem lại nguồn lợi nhuận khá lý tưởng cho các hộ nuôi.

11/12/2012
Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Cá + Lúa Ở Vùng Ngập Lũ Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Cá + Lúa Ở Vùng Ngập Lũ

Tỉnh Tiền Giang đang nhân rộng mô hình cá + lúa trên ruộng tại các huyện đầu nguồn phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè... Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, đạt lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha đồng thời mở ra hướng khả thi trong thực hiện mục tiêu “chung sống với lũ” bền vững, giúp nông dân an cư lạc nghiệp.

13/12/2012
Chàng Thanh Niên Trẻ Tiên Phong Nuôi Chim Trĩ Ở Uông Bí Chàng Thanh Niên Trẻ Tiên Phong Nuôi Chim Trĩ Ở Uông Bí

Được sự giới thiệu của cán bộ phường Bắc Sơn (TP Uông Bí - Quảng Ninh) chúng tôi tìm tới gia đình anh Trịnh Hữu Hiền ở khu 6, một thanh niên trẻ tiên phong nuôi chim trĩ ở địa phương.

29/07/2013
Kiến Nghị Các Giải Pháp Cấp Bách Gỡ Khó Cho Cá Tra Kiến Nghị Các Giải Pháp Cấp Bách Gỡ Khó Cho Cá Tra

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa kiến nghị Chính phủ quy định xuất khẩu cá tra là ngành sản xuất đặc thù và có điều kiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản xuất khẩu quan trọng này.

14/12/2012
Nuôi Vỗ Béo Dê Cừu, Cách Làm Mới Của Các Gia Trại Ở Ninh Phước Nuôi Vỗ Béo Dê Cừu, Cách Làm Mới Của Các Gia Trại Ở Ninh Phước

Ninh Phước có tổng diện tích tự nhiên 342,3 km2, trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp hàng năm có gần 26.000 ha. Xác định vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong cơ cấu kinh tế, những năm qua Ninh Phước đã thực hiện nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả, năng suất cao.

29/07/2013