Hiệu Quả Từ Mô Hình Cà Phê Ghép Ở Đắk Som (Đắk Nông)

Xã Đắk Som (Đắk Glong - Đắk Nông) có hơn 70% dân số là người dân tộc thiểu số, sống chủ yếu nhờ vào sản xuất nông nghiệp, trong đó cây cà phê là chủ đạo.
Với diện tích 1.613 ha cà phê, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 1.410 ha, nhưng phần lớn đã già cỗi cho năng suất thấp, khiến cho thu nhập của người dân ngày càng giảm.
Vì vậy, Hội Nông dân xã Đắk Som đã phối hợp cùng với Hội nông dân huyện tiến hành triển khai Dự án đầu tư thâm canh cải tạo vườn cà phê với thời gian thực hiện là 36 tháng (từ tháng 6/2014-7/2017), 15 hộ tham gia cùng tổng nguồn vốn là 558.550.000, trong đó vốn vay là 300 triệu đồng, còn lại là vốn tự có của các hộ nông dân tham gia dự án.
Một trong những người đi đầu trong việc chuyển đổi là gia đình anh Phạm Văn Dũng ở bon B’Srê B. Mô hình cà phê ghép được anh Dũng áp dụng từ năm 2011, đến nay đã cho thu hoạch.
Anh Dũng cho biết: “Qua chương trình tập huấn tại UBND xã và thông tin đại chúng, tôi đã chọn để ghép giống lá xoài và giống Trường Thiện mua từ Lâm Đồng, bởi giống này cho năng suất cao, trái to lại chín đều, ít đầu tư.
Bên cạnh đó, giống cà phê này còn có những ưu điểm vượt trội đó là trái to, cành khỏe và dẻo dai, có thể chịu đựng được sức nặng của khoảng 5,6 kg trái cà phê tươi. Với hơn 3 ha cà phê giống cũ, trước đây dù chăm sóc rất chu đáo và đầu tư khá nhiều nhưng sản lượng vẫn rất thấp, chỉ khoảng 2,5 tấn cà phê nhân/ ha.
Tuy nhiên, từ khi áp dụng mô hình cà phê ghép, năm vừa rồi vườn cà phê của gia đình tôi mặc dù chỉ mới cho thu bói, song năng suất vượt trội lên tới 4 tấn rưỡi, đến 5 tấn cà phê nhân/ha. Dự tính khi thu chính sẽ khoảng 6 đến 7 tấn/ha".
Từ những hiệu quả mà gia đình anh Dũng đạt được, nhiều gia đình nông dân khác trên địa bàn cũng đã mạnh dạn làm theo. Là người đi đầu nên có kinh nghiệm, anh Dũng đã chỉ dẫn kỹ thuật ghép và chăm sóc cho bà con có nhu cầu.
Ngoài ra, anh còn cung cấp giống cho bà con từ chính vườn cà phê ghép của mình.
Mô hình ghép chồi cà phê đã và đang phát huy hiệu quả nên là một trong những mô hình mà Dự án sẽ triển khai áp dụng rộng rãi cho bà con nông dân trên địa bàn. Qua đó, giúp bà con nâng cao năng suất, có điều kiện vươn lên thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Vụ đông xuân 2014 - 2015, ngành nông nghiệp và một số hợp tác xã trên địa bàn huyện Duy Xuyên liên kết với Công ty TNHH Khoa học & công nghệ Vĩnh Hòa (tỉnh Nghệ An) sản xuất lúa giống hàng hóa trên các cánh đồng mẫu. Thế nhưng, gần 2 tháng trôi qua kể từ khi kết thúc mùa thu hoạch, nhà nông vẫn không thấy doanh nghiệp đến thu mua sản phẩm như đã cam kết…

Đến thời điểm này mới có 12 trong tổng số 68 chủ tàu cá đủ điều kiện vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản (gọi tắt là Nghị định 67) được các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tiếp cận. Làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị định 67?

Từ giữa tháng 6/2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có mưa đều trên diện rộng, do đó các địa phương đã và đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ hè thu, đảm bảo đến cuối tháng 6/2015 kết thúc gieo trồng…

Ngày 15/6, Hội Thuỷ sản tỉnh Cà Mau cùng Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh và Phòng Kinh tế, Hội Thuỷ sản TP Cà Mau tiến hành khảo sát tại hộ ông Quách Văn Tứ - bà Nguyễn Thị Ðào, là cặp vợ chồng tàn tật, ở ấp Thành Thưởng, xã An Trạch, huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu, thành công với mô hình nuôi tôm nước tĩnh cho hiệu quả cao.

Những tháng đầu năm 2015, giá cá tra có chuyển biến tích cực, dao động từ 23.000 - 24.000đ/kg, đảm bảo người nuôi có lãi. Diện tích thu hoạch cá tra 6 tháng đầu năm đạt 674 ha, tăng 2,5%, sản lượng đạt 130.342 tấn, tăng 5,2% so cùng kỳ. Tuy nhiên, đến đầu tháng 5 năm 2015, giá cá tra nguyên liệu đột ngột giảm giảm, hiện chỉ còn từ 20.000 - 21.000 đ/kg, làm cho người nuôi cá tra lo lắng.