Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Cà Phê Ghép Ở Đắk Som (Đắk Nông)

Hiệu Quả Từ Mô Hình Cà Phê Ghép Ở Đắk Som (Đắk Nông)
Ngày đăng: 21/07/2014

Xã Đắk Som (Đắk Glong - Đắk Nông) có hơn 70% dân số là người dân tộc thiểu số, sống chủ yếu nhờ vào sản xuất nông nghiệp, trong đó cây cà phê là chủ đạo.

Với diện tích 1.613 ha cà phê, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 1.410 ha, nhưng phần lớn đã già cỗi cho năng suất thấp, khiến cho thu nhập của người dân ngày càng giảm.

Vì vậy, Hội Nông dân xã Đắk Som đã phối hợp cùng với Hội nông dân huyện tiến hành triển khai Dự án đầu tư thâm canh cải tạo vườn cà phê với thời gian thực hiện là 36 tháng (từ tháng 6/2014-7/2017), 15 hộ tham gia cùng tổng nguồn vốn là 558.550.000, trong đó vốn vay là 300 triệu đồng, còn lại là vốn tự có của các hộ nông dân tham gia dự án.

Một trong những người đi đầu trong việc chuyển đổi là gia đình anh Phạm Văn Dũng ở bon B’Srê B. Mô hình cà phê ghép được anh Dũng áp dụng từ năm 2011, đến nay đã cho thu hoạch.

Anh Dũng cho biết: “Qua chương trình tập huấn tại UBND xã và thông tin đại chúng, tôi đã chọn để ghép giống lá xoài và giống Trường Thiện mua từ Lâm Đồng, bởi giống này cho năng suất cao, trái to lại chín đều, ít đầu tư.

Bên cạnh đó, giống cà phê này còn có những ưu điểm vượt trội đó là trái to, cành khỏe và dẻo dai, có thể chịu đựng được sức nặng của khoảng 5,6 kg trái cà phê tươi. Với hơn 3 ha cà phê giống cũ, trước đây dù chăm sóc rất chu đáo và đầu tư khá nhiều nhưng sản lượng vẫn rất thấp, chỉ khoảng 2,5 tấn cà phê nhân/ ha.

Tuy nhiên, từ khi áp dụng mô hình cà phê ghép, năm vừa rồi vườn cà phê của gia đình tôi mặc dù chỉ mới cho thu bói, song năng suất vượt trội lên tới 4 tấn rưỡi, đến 5 tấn cà phê nhân/ha. Dự tính khi thu chính sẽ khoảng 6 đến 7 tấn/ha".

Từ những hiệu quả mà gia đình anh Dũng đạt được, nhiều gia đình nông dân khác trên địa bàn cũng đã mạnh dạn làm theo. Là người đi đầu nên có kinh nghiệm, anh Dũng đã chỉ dẫn kỹ thuật ghép và chăm sóc cho bà con có nhu cầu.

Ngoài ra, anh còn cung cấp giống cho bà con từ chính vườn cà phê ghép của mình.

Mô hình ghép chồi cà phê đã và đang phát huy hiệu quả nên là một trong những mô hình mà Dự án sẽ triển khai áp dụng rộng rãi cho bà con nông dân trên địa bàn. Qua đó, giúp bà con nâng cao năng suất, có điều kiện vươn lên thoát nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Nuôi Cá Tra Sợ Nhất Giá Cả Đầu Ra Nông Dân Nuôi Cá Tra Sợ Nhất Giá Cả Đầu Ra

Giá cá đầu ra bất ổn, lên xuống thất thường như hiện nay, có lúc lên cao đến 29.000 đồng/kg, có lúc xuống mức 21.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành nuôi là nỗi lo chung của nhiều người nuôi cá tra ở ĐBSCL.

24/05/2012
Trồng Mía Giống Mới Theo Kỹ Thuật Hàng Đôi Trồng Mía Giống Mới Theo Kỹ Thuật Hàng Đôi

Hơn 80 đại biểu nông dân của 4 huyện trong vùng nguyên liệu của Nhà máy Đường, cùng nông dân tham gia mô hình trồng thâm canh giống mía mới tại xã Vĩnh Thuận

24/11/2011
Các Tỉnh Tây Nguyên Tập Trung Chăm Sóc Cà Phê Các Tỉnh Tây Nguyên Tập Trung Chăm Sóc Cà Phê

Các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên đang tập trung phương tiện, vật tư, nguồn vốn đầu tư chăm sóc, phấn đấu niên vụ 2012 - 2013 đạt từ 1 triệu tấn cà phê nhân trở lên. Các địa phương trong vùng cũng đặc biệt lưu ý tới vấn đề sâu bệnh thường xuất hiện trên cây, quả cà phê trong mùa mưa.

11/06/2012
Nông Dân Hãy Yên Tâm Nuôi Cá Tra Nông Dân Hãy Yên Tâm Nuôi Cá Tra

Hiện nguồn cung cá tra nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của các nhà máy chế biến, nhất là thời điểm chuẩn bị cho Nô-en, Tết Dương lịch đang đến gần. Tình trạng thiếu nguyên liệu càng nghiêm trọng hơn khi người nuôi cá tra vẫn còn e dè trong việc tái đầu tư nuôi cá do có thông tin doanh nghiệp chế biến đã chủ động phần lớn nguyên liệu

31/10/2011
Nông Dân Bến Tre Ồ Ạt Chặt Dừa Nông Dân Bến Tre Ồ Ạt Chặt Dừa

Ngày 7- 6 giá dừa chỉ còn 800 đồng/trái. Với giá này nông dân bán một chục dừa 12 trái cũng chưa mua được 1 kg gạo, nhiều nông dân ở xứ dừa Bến Tre đã bắt đầu đốn bỏ cây dừa trồng cây khác.

11/06/2012