Hiệu Quả Từ Cây Hành Vụ Đông

Trong khi việc bảo hộ giá bán nông sản trên địa bàn tỉnh Hải Dường chưa được đáp ứng, người dân vẫn chịu ảnh hưởng của tình trạng được mùa rớt giá thì mấy năm trở lại đây cây hành đã đáp ứng được điều mà người dân và các cấp chính quyền đang mong đợi. Diện tích trồng hành tại một số huyện đã được tăng lên, nghề trồng hành ngày càng phát triển do được giá, thị trường tiêu thụ ổn định, không sợ ép giá, có thể bảo quản được cho vụ sau.
Anh Nguyễn Văn Quyết ở huyện Thanh Hà - một trong những nông dân trồng hành nhiều năm cho biết, năm nay anh tiếp tục trồng 4 sào hành, dự tính như giá bán hiện nay nếu cắt dọc giá bán 15.000 đồng/kg, không cắt dọc có giá 9.000 đồng/kg như vậy trừ mọi chi phí anh cũng thu về 7 triệu đồng/sào.
Ông Nguyễn Văn Quý, trưởng Trạm Khuyến nông huyện Kinh Môn cho biết, huyện Kinh Môn có diện tích trồng cây hành lớn nhất nhì trong tỉnh, vụ đông năm 2011 toàn huyện có 3.863 ha cây vụ đông thì trong đó cây hành chiếm 2.800 ha tập trung tại các xã như Lạc Long, Thượng Quận, Hiệp Hoà, An Phụ…. Theo ông Quý, cây hành là cây ưa ẩm nhưng không ưa ngập úng, cho nên trồng cây hành quan trọng là phải đúng thời vụ (xung quanh lập đông), đất phải tơi, xốp đảm bảo chiều cao luống 25-30 cm, rãnh 30 cm để thoát nước tốt không bị ứ đọng, mật độ trồng cũng phải đảm bảo tránh dầy quá dễ phát sinh một số bệnh như bệnh sương mai, đốm vòng, thán thư.
Tại xã Lạc Long huyện Kinh Môn, đang vào thời điểm thu hoạch vụ hành. Anh Nguyễn Văn Hiện cho biết, năm 2010 gia đình anh trồng 5 sào hành, trừ mọi chi phí thu về 30 triệu đồng, gia đình anh đã nhiều năm nay luôn đưa cây hành là cây trồng chính trong vụ đông. Năm 2011, anh tiếp tục đầu tư trồng 5 sào, anh thu lãi từ 5-6 triệu đồng/sào.
Không chỉ huyện Kinh Môn, huyện Nam Sách cũng là một huyện có truyền thống trồng hành từ nhiều năm nay. Theo ông Nguyễn Hữu Vân, trưởng trạm Khuyến nông huyện, vụ đông năm 2011, huyện Nam Sách gieo trồng 2.660 ha, trong đó diện tích cây hành 1.225 ha tập trung tại các xã An Bình, Nam Trung, Nam Tân, Hợp Tiến…Bà Mạc Thị Thoa ở xã Hợp Tiến cho biết, trồng hành dễ bán, không sợ ế, cần thiết bảo quản chờ được giá bán nên nếu so với cây trồng khác cho hiệu quả ổn định, không sợ thua lỗ chỉ sợ hành không được mùa, sâu bệnh. Đã nhiều năm nay, năm nào nhà bà cũng trồng hành trung bình mỗi năm từ hành trừ chi phí cho thu nhập khoảng 5 triệu đồng/sào.
Hiện nay nghề trồng hành trên địa bàn tỉnh Hải Dương phát triển mạnh, tuy nhiên nghề vẫn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch. Để nâng cao và duy trì hiệu quả từ nghề trồng hành, cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành và tổ chức tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Ngoài ra, cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ, phát triển thành vùng sản xuất hàng hoá, giúp tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay nhiều tổ chức cá nhân tại Hà Tĩnh đã mạnh dạn, đầu tư chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh, cải tiến sang nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao trên cát và trong ao đất lót bạt, vỗ bờ nhằm phát huy hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước và tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế cao.

Chất lượng hạt điều Việt Nam được khách hàng nước ngoài thừa nhận là ngon nhất, trở thành thương hiệu mà người tiêu dùng các nước châu Âu và Mỹ ưa chuộng.

Mấy năm trở lại đây ngành giống cây trồng (GCT) Việt Nam đã có bước phát triển tốt với quy mô tăng mạnh và đạt khoảng 340 triệu USD trong năm 2013. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành này vẫn bộc lộ nhiều yếu kém. Phóng viên Báo Công Thương đã trao đổi với TS Lê Hưng Quốc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.167 tỷ đồng, bằng 72,3% kế hoạch và tăng 55% cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm ước đạt 7,2%, trong đó lĩnh vực nông - lâm - nghiệp và thủy sản tăng 5,7%.

Người đàn ông chúng tôi nhắc tới ở trên là ông Nguyễn Huy Sáng, quê ở thôn Đan Thê, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội. Nghe người dân xã Sơn Đà đồn đại rất nhiều về khả năng bắt lươn của ông, nay tình cờ gặp ông ra trung tâm Thủ đô thăm con cháu kết hợp đánh lươn, chúng tôi có dịp chứng kiến ông trổ tài.