Hiệu Quả Trồng Ổi Xen Cam

Yên Bái là một tỉnh miền núi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp phát triển các loại cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam. Tuy nhiên, hiện nay, đại đa số các vùng trồng cây ăn quả có múi một thời nổi tiếng như: cam Văn Chấn, bưởi Khả Lĩnh, Đại Minh và cam sành Lục Yên đang ngày càng giảm sút về năng suất, chất lượng và thu hẹp về diện tích.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút về năng suất và chất lượng sản phẩm của hàng loạt các loại cây ăn quả có múi là vì bị sâu bệnh phá hoại. Có một loại bệnh rất phổ biến hiện nay chính là bệnh vàng lá Greening do rầy chổng cánh gây nên. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các vùng trồng cam, quýt trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đặc biệt là tại huyện Lục Yên.
Thời kỳ cao điểm, Lục Yên có diện tích trồng cam lên tới 300ha ở hầu hết các xã, nhiều nhất là Tân Lĩnh, Minh Chuẩn, Mường Lai, thị trấn Yên Thế... Từ năm 2005, diện tích trồng cam đã bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, từ năm 2007 đến nay, mỗi năm, Lục Yên có khoảng 4 - 8ha cam bị nhiễm bệnh người dân phải đốn bỏ.
Hiện nay, diện tích trồng cam của huyện chỉ còn chưa đầy 100ha, tập trung ở xã Mường Lai, Khánh Hòa và thị trấn Yên Thế. Nguyên nhân diện tích trồng cam giảm mạnh là do cây cam bị bệnh vàng lá Greening. Mới đầu, bệnh gây hại trên từng cành, sau đó lây lan dần ra cả cây.
Lá bị bệnh có màu vàng loang lổ, lá nhỏ lại và thường bị lệch tâm. Quả bị bệnh nhỏ, chậm phát triển và cũng bị lệch tâm. Khi bổ quả bị lệch thường thấy hạt lép. Quả từ cây bị bệnh khi chín thường loang lổ màu xanh, vàng xen kẽ. Cây bị bệnh nặng thường thấy hiện tượng ra hoa trái vụ.
Các cành lá vàng và khô cả cành rồi khô đi. Chính vì thế, nhiều nơi gọi bệnh này là hiện tượng cây khô lá vàng. Nhiều biện pháp phòng trừ rầy chổng cánh như nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina, sử dụng dầu khoáng, thuốc trừ sâu lưu dẫn đã được bà con vùng trồng cam, quýt thử nghiệm nhưng hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn.
Từ thực tế này, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái đề xuất xây dựng mô hình trồng ổi xen cam tại huyện Lục Yên. Kỹ sư Trịnh Thị Hằng - cán bộ Trung tâm cho biết: "Kỹ thuật trồng ổi xen cam đã được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam nghiên cứu, thử nghiệm và cho kết quả cao.
Theo đánh giá của Viện và nhiều địa phương đã áp dụng kỹ thuật trồng ổi xen cam thì hiện tượng nhiễm bệnh Greening ở cam, quýt giảm đáng kể. Trồng xen ổi vào vườn cây có múi được nhiều nhà vườn quan tâm hiện nay. Đây là biện pháp ít tốn kém, mang lại thu nhập từ cây ổi sau một năm thay vì chỉ trồng thuần cây cam ba năm sau mới bắt đầu có thu nhập".
Việc xây dựng mô hình tại huyện Lục Yên góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích đất canh tác.
Ngoài ra, đó còn là một trong những biện pháp sinh học góp phần giảm thiểu tình trạng sâu bệnh hại cây có múi, là giải pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương cũng như là nơi tham quan, học tập để nhân rộng mô hình tại tỉnh Yên Bái.
Thông qua tham gia xây dựng mô hình, người dân cũng được tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới, giúp giảm thiểu tác hại của rầy chổng cánh hại cây có múi, tăng năng suất thu hoạch trên một đơn vị diện tích đất trồng.
Có thể bạn quan tâm

Với quy mô kinh tế gia đình, nông dân nhiều địa phương ở An Giang đã tổ chức nuôi trồng và chế biến thủy sản theo hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư đồng vốn trong điều kiện có được, tận dụng ngày công lao động… tạo ra nguồn thu nhập đáng kể, vừa giúp ích việc làm cho số đông hộ nghèo ở xóm, ấp, vừa có khả năng nhân rộng trên địa bàn dân cư và phát triển mạnh ở nông thôn.

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phát triển ngành thủy sản theo hướng hội nhập bền vững với chỉ tiêu đến năm 2020 diện tích nuôi trồng đạt 1 triệu ha mặt nước, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2,5 triệu tấn, trong đó có 450.000 tấn tôm.

Nuôi tôm trên cát là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với các doanh nghiệp (DN) và hộ nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì mô hình này cũng tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn do các DN, hộ nuôi sử dụng các thiết bị lạc hậu, không có tính năng tiết kiệm năng lượng (TKNL).

Từ đầu tháng 7.2013 đến nay, người nuôi tôm hùm thương phẩm ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) phấn khởi vì giá sản phẩm liên tục tăng. Do dịch bệnh tôm, giá con giống và thức ăn tăng nên mức lãi không được như mong muốn, nhưng người nuôi tôm vẫn an tâm sản xuất.

Toàn tỉnh Cà Mau đã có trên chín nghìn ha các loại hình tôm nuôi bị dịch bệnh chết trắng trong vài tháng qua; trong đó có 833 ha diện tích tôm nuôi công nghiệp. Dịch bệnh thường gặp trên tôm nuôi như đốm trắng, đỏ thân, gan tụy và đến nay vẫn chưa có cách phòng trừ, chữa trị dịch bệnh này.