Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Trồng Ổi Xen Cam

Hiệu Quả Trồng Ổi Xen Cam
Ngày đăng: 08/04/2014

Yên Bái là một tỉnh miền núi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp phát triển các loại cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam. Tuy nhiên, hiện nay, đại đa số các vùng trồng cây ăn quả có múi một thời nổi tiếng như: cam Văn Chấn, bưởi Khả Lĩnh, Đại Minh và cam sành Lục Yên đang ngày càng giảm sút về năng suất, chất lượng và thu hẹp về diện tích.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút về năng suất và chất lượng sản phẩm của hàng loạt các loại cây ăn quả có múi là vì bị sâu bệnh phá hoại. Có một loại bệnh rất phổ biến hiện nay chính là bệnh vàng lá Greening do rầy chổng cánh gây nên. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các vùng trồng cam, quýt trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đặc biệt là tại huyện Lục Yên.

Thời kỳ cao điểm, Lục Yên có diện tích trồng cam lên tới 300ha ở hầu hết các xã, nhiều nhất là Tân Lĩnh, Minh Chuẩn, Mường Lai, thị trấn Yên Thế... Từ năm 2005, diện tích trồng cam đã bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, từ năm 2007 đến nay, mỗi năm, Lục Yên có khoảng 4 - 8ha cam bị nhiễm bệnh người dân phải đốn bỏ.

Hiện nay, diện tích trồng cam của huyện chỉ còn chưa đầy 100ha, tập trung ở xã Mường Lai, Khánh Hòa và thị trấn Yên Thế. Nguyên nhân diện tích trồng cam giảm mạnh là do cây cam bị bệnh vàng lá Greening. Mới đầu, bệnh gây hại trên từng cành, sau đó lây lan dần ra cả cây.

Lá bị bệnh có màu vàng loang lổ, lá nhỏ lại và thường bị lệch tâm. Quả bị bệnh nhỏ, chậm phát triển và cũng bị lệch tâm. Khi bổ quả bị lệch thường thấy hạt lép. Quả từ cây bị bệnh khi chín thường loang lổ màu xanh, vàng xen kẽ. Cây bị bệnh nặng thường thấy hiện tượng ra hoa trái vụ.

Các cành lá vàng và khô cả cành rồi khô đi. Chính vì thế, nhiều nơi gọi bệnh này là hiện tượng cây khô lá vàng. Nhiều biện pháp phòng trừ rầy chổng cánh như nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina, sử dụng dầu khoáng, thuốc trừ sâu lưu dẫn đã được bà con vùng trồng cam, quýt thử nghiệm nhưng hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn.

Từ thực tế này, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái đề xuất xây dựng mô hình trồng ổi xen cam tại huyện Lục Yên. Kỹ sư Trịnh Thị Hằng - cán bộ Trung tâm cho biết: "Kỹ thuật trồng ổi xen cam đã được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam nghiên cứu, thử nghiệm và cho kết quả cao.

Theo đánh giá của Viện và nhiều địa phương đã áp dụng kỹ thuật trồng ổi xen cam thì hiện tượng nhiễm bệnh Greening ở cam, quýt giảm đáng kể. Trồng xen ổi vào vườn cây có múi được nhiều nhà vườn quan tâm hiện nay. Đây là biện pháp ít tốn kém, mang lại thu nhập từ cây ổi sau một năm thay vì chỉ trồng thuần cây cam ba năm sau mới bắt đầu có thu nhập".

Việc xây dựng mô hình tại huyện Lục Yên góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích đất canh tác.

Ngoài ra, đó còn là một trong những biện pháp sinh học góp phần giảm thiểu tình trạng sâu bệnh hại cây có múi, là giải pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương cũng như là nơi tham quan, học tập để nhân rộng mô hình tại tỉnh Yên Bái.

Thông qua tham gia xây dựng mô hình, người dân cũng được tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới, giúp giảm thiểu tác hại của rầy chổng cánh hại cây có múi, tăng năng suất thu hoạch trên một đơn vị diện tích đất trồng.


Có thể bạn quan tâm

Nâng Cao Chất Lượng Đàn Trâu Thịt Nâng Cao Chất Lượng Đàn Trâu Thịt

Dự án “Xây dựng và mở rộng mô hình chọn lọc, cải tạo và phát triển chăn nuôi trâu theo hướng lấy thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh triển khai trong 3 năm (từ tháng 01 - 2011 đến tháng 12 -2013). Thông qua dự án chất lượng đàn trâu được được cải thiện; năng lực, trình độ quản lý, kỹ thuật chăn nuôi… của cán bộ tham gia dự án và người nông dân được nâng cao.

07/12/2013
Tăng Cường Hoạt Động Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Tăng Cường Hoạt Động Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Thực hiện kế hoạch thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên năm 2013, những ngày qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã tổ chức thả hàng vạn con cá giống các loại tại các ao hồ trên địa bàn các huyện Đắk Mil, Đắk Glong, Chư Jút và Krông Nô.

08/12/2013
Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Mối, Dế Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Mối, Dế

Gia đình ông Hồ Ngọc Bình ở TDP 6, phường Hương Văn (TX Hương Trà) là một trong những hộ điển hình về mô hình nông dân làm giàu từ nuôi rắn mối, dế đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

08/12/2013
Thành Lập Hợp Tác Xã Sản Xuất Lúa Sạch Đầu Tiên Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Tháp Thành Lập Hợp Tác Xã Sản Xuất Lúa Sạch Đầu Tiên Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Tháp

HTX sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ nông nghiệp Thanh Liêm có trụ sở chính tại ấp 3, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, có 10 xã viên sáng lập, với tổng số vốn góp hơn 2,1 tỷ đồng. Hoạt động chính của HTX là sản xuất lúa chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ và phục vụ các dịch vụ nông nghiệp.

08/12/2013
Sản Xuất Màu Đạt Giá Trị Trên 729 Triệu Đồng/héc-Ta Sản Xuất Màu Đạt Giá Trị Trên 729 Triệu Đồng/héc-Ta

Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Chợ Mới (An Giang) Trần Thị Yến Châu cho biết: Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp huyện Chợ Mới tăng liên tục hàng năm. Kết thúc sản xuất năm 2013, giá trị đạt gần 318 triệu đồng/héc-ta, cao nhất từ trước đến nay và cao nhất tỉnh, trong đó cây màu đạt 729,48 triệu đồng/héc-ta, lúa trên 96,5 triệu đồng/héc-ta…

08/12/2013