Hiệu Quả Trồng Luân Canh 1 Vụ Bắp, 2 Vụ Lúa

Ông Nguyễn Văn Tê, ở ấp 3, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An bắt đầu khởi nghiệp cách đây khoảng 20 năm, gia đình ông chuyên sản xuất lúa, với diện tích khoảng 1,7 ha. Do đặc điểm vùng đất Đức Huệ là vùng đất xám bạc màu, nhiễm phèn, có những nơi nhiễm phèn nặng không thể sản xuất nông nghiệp.
Lúc đầu ông trồng lúa 1 vụ, do đất nhiễm phèn nặng nên một vài năm đầu thất thu, cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Với bản chất là một nông dân cần cù, chịu khó học hỏi và ham thích khoa học kỹ thuật, ông đã tìm đến các cơ quan khuyến nông địa phương, cụ thể là Trạm Khuyến nông huyện để học hỏi kỹ thuật trong sản xuất lúa.
Từ đó, ông đã mạnh dạn đầu tư, cải tạo đất, tháo chua, rửa phèn, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào canh tác lúa, dần dần chuyển đất lúa canh tác 1 vụ sang canh tác 2 vụ/năm, năng suất lúa cải thiện rõ rệt, cuộc sống gia đình đỡ vất vả hơn trước.
Với bản chất cần cù, ham học hỏi, kết hợp với những thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và từ các cuộc hội thảo, hội nghị về nông nghiệp; ông nhận thấy đối với độc canh cây lúa thì khi áp dụng đầy đủ tiến bộ, kỹ thuật thì hiệu quả kinh tế cũng chỉ đạt mức giới hạn, do năng suất không thể tăng thêm khi đạt mức tối đa.
Ông cho biết: với diện tích 1,7 ha lúa thì gia đình ông khó cải thiện thêm thu nhập nếu chỉ đơn thuần độc canh cây lúa; thêm vào đó, giá lúa những năm gần đây thường không ổn định, lợi nhuận không cao.
Năm 2003, với thông tin có được từ ngành nông nghiệp và qua tham quan thực tế nhiều nơi, ông đã quyết định thử trồng bắp ở vụ Đông - Xuân, 2 vụ tiếp theo trồng lúa để rút kinh nghiệm, kết quả năm đầu cho thấy ngoài thu nhập từ 2 vụ lúa, tôi có thêm thu nhập từ cây bắp ước tính lời gấp 1,5 lần so với trồng lúa.
Từ kết quả này, ông mạnh dạn duy trì trồng 2 vụ lúa, 1 vụ bắp, thu nhập của gia đình dần được cải thiện nhiều, cuộc sống sung túc hơn so với trước đây. Năm 2013, ông tiến hành trồng trong vụ Hè Thu với 1,7 ha bắp lai gồm hai giống CP 888, DK 901, sau 3 tháng canh tác thu hoạch năng suất đạt 6 tấn/ha. Ước tính chi phí cho 1 ha bắp lai khoảng 15,3 triệu đồng, giá bán 6.800 đồng/kg, thu được 40,8 triệu đồng, sau khi trừ chi phí ông có lời khoảng 25,5 đồng/ha, lợi nhuận cao hơn trồng lúa khoảng gấp 2 lần.
Ông cho biết thêm: Qua thực tế sản xuất, tôi nhận thấy để trồng bắp lai trong vụ Hè Thu đạt hiệu quả thì cần lên líp cao, đào mương nhỏ xung quanh ruộng để thoát nước nhanh khi mưa lớn tránh động nước ở nơi trũng. Chọn giống có chiều cao cây thấp dưới 2m hạn chế đổ ngã. Khi gieo hạt, nên theo dõi diễn biến thời tiết nắng nhiều là thích hợp, tránh gặp mưa ảnh hưởng khả năng nẩy mầm và tăng trưởng sau này.
Đầu tư phân bón thấp hơn vụ Đông Xuân, do lượng mưa đều rễ hấp thu phân bón tốt và giảm chi phí bơm tưới. Tỉ lệ sâu bệnh thấp, mức độ gây hại không đáng kể nên giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Tôi nhận thấy vụ Hè Thu trên vùng đất gò huyện Đức Huệ có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa hiệu quả thấp sang phát triển cây bắp hiệu quả cao hơn với hình thức luân canh, rất phù hợp với tình hình diễn biến thời tiết khi lượng mưa hàng năm giảm dần.
Tuy nhiên, sản xuất bắp vụ Hè - Thu thường hạt bắp bị nấm tấn công do việc làm khô hạt bắp gặp khó khăn. Do đó, để nâng cao hiệu quả trong trồng bắp thì cần có sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đầu tư cơ giới hóa từ khâu tỉa, hái trái, nhất là khâu phơi sấy làm khô hạt bắp sau thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Người tiên phong đó là chị Nguyễn Thị Thanh (47 tuổi, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đến nay, sau gần 20 năm, mô hình này đã thành công, vừa mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y và các địa phương, từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng tại địa bàn huyện Long Điền (Bà Rịa Vũng Tàu), diện tích nghêu bị chết đã lên đến trên 40ha, gây thiệt hại rất lớn cho người dân.

Những tháng đầu năm 2015, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, xen lẫn những cơn mưa trái mùa làm cho việc quản lý môi trường ao nuôi tôm trở lên khó khăn hơn, tạo điều kiện cho dịch bệnh trên tôm bùng phát, gây thiệt hại cho người nuôi.

Để kiểm soát tốt dịch bệnh trên nuôi thủy sản, chủ yếu là các vùng nuôi tôm nước mặn, lợ giảm thiệt hại cho người nuôi tôm và giảm thiểu tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, trong vụ tôm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã chỉ đạo các ngành liên quan tăng cường công tác thú y thủy sản.

Thời gian qua, các ngành chức năng và các địa phương trên toàn tỉnh Quảng Bình đã tích cực khuyến cáo, hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) vào sản xuất, đặc biệt là sử dụng chế phẩm sinh học một cách rộng rãi trong nuôi tôm như: EM, Probiotic, Prebiotic... nhằm xử lý môi trường ao nuôi thay thế việc xử lý bằng hóa chất; các loại chế phẩm sinh học bổ sung men đường ruột để hỗ trợ tiêu hóa giảm hệ số thức ăn, nâng cao sức đề kháng phòng trừ dịch bệnh.