Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả tổ sản xuất giống ở xã Mỹ Hòa

Hiệu quả tổ sản xuất giống ở xã Mỹ Hòa
Ngày đăng: 15/05/2015

Tổ giống ở ấp 2 xã Mỹ Hoà được thành lập cách đây 3 năm với diện tích ban đầu chỉ có 25ha. Ông Lê Minh Đời, Tổ trưởng Tổ giống kể: “Khi chuẩn bị thành lập tổ, tôi phải đi đến từng hộ vận động tham gia, tuy nhiên rất ít người muốn tham gia vì phải thực hiện theo đúng quy trình do Công ty yêu cầu, nghĩa là phải sạ hàng, sạ thưa và áp dụng quy trình kỹ thuật, nhất là quy trình khử lẫn nghiêm ngặt.

Lúc đó, nhiều nông dân nơi dây còn quen với tập quán sản xuất cũ là sạ dày, sử dụng rất nhiều phân, thuốc trong một mùa vụ và chưa quen với hình thức bao tiêu đầu ra. Bây giờ thì đã khác, sau 3 năm sản xuất giống, tư duy của các hộ dân nơi đây thay đổi tích cực từ những hiệu quả thực tế mang lại cho gia đình mình”.

Vụ đông xuân sớm 2013 - 2014 này, 40 hộ dân trong tổ đã có 1 vụ mùa bội thu, khi thu hoạch đạt năng suất bình quân 9,8 tấn/ha và được Công ty bao tiêu cao hơn giá thị trường tại thời điểm thu hoạch 600 - 800 đồng/kg, mỗi ha nông dân lợi nhuận 30 - 40 triệu đồng, cao hơn các hộ dân sản xuất lúa thường trên 10 triệu đồng/ha.

Chị Nguyễn Thị Thanh Lan, người đã tham gia tổ giống ngay từ đầu chia sẻ: “Tham gia vào tổ liên kết này tôi tâm đắc nhất là được công ty cung cấp giống và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ngay từ đầu vụ, đến cuối vụ mới thanh toán. Nhờ vậy giúp cho gia đình tôi giảm được rất nhiều chi phí, nhất là khỏi phải trả lãi suất khi mua thuốc BVTV thiếu ở các cửa hàng”.

Ngoài ra, chị Lan và các hộ trong tổ giống không cần phải lo tìm đầu ra hay sợ thương lái ép giá mỗi khi vào vụ thu hoạch, vì công ty đã bao tiêu với giá cao hơn thị trường. Anh Bùi Thanh Tùng cho biết, anh mới tham gia vào tổ sản xuất giống được 2 vụ nhưng thấy rõ hiệu quả của nó.

Anh được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, giúp giảm chi phí từ giống, thuốc BVTV, phân bón, công chăm sóc... nhưng năng suất lại tăng hơn sản xuất bình thường. Chỉ tính riêng giống, do sạ theo phương pháp cấy mạ, chỉ sử dụng 6kg lúa giống/công, nên giảm hơn sạ hàng khoảng 6kg và giảm hơn sạ tay trên 10 kg/công.

Anh Tùng cũng được Công ty cung cấp thuốc BVTV nên anh yên tâm không sợ mua trúng thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng. Vụ đông xuân sớm 2013 - 2014 năm nay, với 1,2ha sản xuất lúa giống, năng suất 10 tấn/ha, anh Tùng đạt lợi nhuận trên 50 triệu đồng, cao hơn các vụ anh sản xuất lúa thường gần 20 triệu đồng.

Tham gia tổ liên kết sản xuất giống, người dân được cung cấp giống, thuốc BVTV đến cuối vụ mới thanh toán, được hỗ trợ 30% chi phí giống, tiền công cấy, dặm, được bao tiêu đầu ra với giá cao hơn thị trường, được cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình canh tác. Từ hiệu quả thực tế đã làm thay đổi tư duy sản xuất theo tập quán cũ của nhiều nông dân, giúp nông dân quen dần với sản xuất theo phương thức liên kết tập thể.


Có thể bạn quan tâm

Giá Tăng, Nông Dân Nuôi Cá Bè Phấn Khởi Giá Tăng, Nông Dân Nuôi Cá Bè Phấn Khởi

Mấy ngày nay, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang phấn khởi do giá cá điêu hồng nằm ở mức 41.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Với giá bán này, sau khi trừ mọi chi phí, người nuôi cá bè có thể lãi trên 50 triệu đồng/bè khi thu hoạch.

10/06/2013
Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Trên Hồ Định Bình Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Trên Hồ Định Bình

Năm 2009, Sở NN-PTNT phối hợp với Sở KH-CN Bình Định thực hiện đề tài “Đánh giá tiềm năng và xây dựng quy trình kỹ thuật ương - nuôi cá điêu hồng trong lồng năng suất cao” phù hợp trên các hồ chứa nước lớn của tỉnh. Kết quả của đề tài đã thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá điêu hồng lồng bè ở hồ Định Bình trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.

09/09/2013
Tập Huấn Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Theo Quy Trình VietGAP Tập Huấn Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Theo Quy Trình VietGAP

Ngày 29/8/2013, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tổ chức tập huấn lần 2 mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi theo quy trình GAP tại hội trường Trung tâm Nông nghiệp huyện Lâm Hà.

09/09/2013
Nhiều Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Nhiều Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả

Năm 2012, xã Lương Sơn (Ninh Sơn) đã triển khai thí điểm 10 mô hình kinh tế về chăn nuôi, trồng trọt, với tổng kinh phí trên 450 triệu đồng; trong đó có 5 mô hình nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư cùng với nông dân.

29/07/2013
Anh Hồ Tấn Tân Trồng Sen Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Anh Hồ Tấn Tân Trồng Sen Đạt Hiệu Quả Kinh Tế

Năm 2009, anh Tân đầu tư 300 ngàn đồng để trồng sen trên 2 sào ruộng. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm trồng đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt, bón phân đúng quy trình nên ruộng sen của anh Tân phát triển nhanh và cho thu hoạch mỗi năm 3 vụ. Sản phẩm thu được từ cây sen như ngó sen, búp sen, hạt sen…

29/07/2013