Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Hiệu quả thụ thai tinh đông viên bò HMông sau khi bảo tồn 6 tháng

Hiệu quả thụ thai tinh đông viên bò HMông sau khi bảo tồn 6 tháng
Tác giả: Trần Huê Viên+ctv/Tạp chí KHKT Chăn Nuôi (tháng 2/2014)
Ngày đăng: 30/05/2018

Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm tinh dịch bò đực H’Mông, đánh giá hoạt lực tinh đông viên sau đông lạnh – giải đông qua một số tháng bảo tồn và thăm dò tỉ lệ thụ thai của tinh đông viên đã bảo tồn 6 tháng.

Hiệu quả thụ thai tinh đông viên bò H’Mông sau khi bảo tồn 6 tháng. Hình minh hoạ

Qua 291 lần khai thác tinh của 3 bò thí nghiệm cho thấy trung bình lượng xuất tinh (V) đạt 4,43 ml; hoạt lực tinh trùng (A) 68,96%; nồng độ tinh trùng (C) 0,85 tỉ/ml; tổng số tinh trùng sống tiến thẳng (VAC)2,59 tỉ; pH tinh dịch 6,89; tỉ lệ tinh trùng sống (Sg) 83,47% và tỉ lệ tinh trùng kỳ hình (K) 16,49%. Đối với bò địa phương miền Núi, chất lượng tinh dịch như vậy là tương đối tốt.

Các chỉ tiêu chủ yếu của tinh dịch dùng sản xuất tinh đông viên có giá trị trung bình cao hơn so với trung bình của các lần khai thác và đều đạt tiêu chuẩn dùng cho đông lạnh: V=4,42ml; A=72,72%; C=0,86 tỉ/ml và VAC=2,76 tỉ. Hoạt lực trung bình của tinh trùng sau giải đông (Asgđ) là 41,47%, sau 1 năm bảo tồn Asgđ có xu hướng giảm còn 41,09%. Tinh viên đã bảo tồn 6 tháng cho tỉ lệ phối giống đậu thai 55% (40 – 66,6%. Như vậy, tinh dịch bò đực H’Mông có chất lượng tinh dịch tốt và sau 1 năm bảo tồn, hoạt lực tinh trùng đạt yêu cầu sử dụng, tinh viên bảo tồn 6 tháng vẫn cho tỉ lệ thụ thai đạt yêu cầu.


Có thể bạn quan tâm

Cách Phòng Chống Rét Cho Trâu, Bò Cách Phòng Chống Rét Cho Trâu, Bò

Các tỉnh miền Bắc, nhất là các tỉnh miền núi, đang chịu liên tiếp các đợt rét đậm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trâu, bò.

30/08/2013
Bệnh Giun Đũa Ở Bê, Nghé Bệnh Giun Đũa Ở Bê, Nghé

Vụ ĐX hằng năm thường trùng hợp với mùa sinh sản của trâu bò. Thế nhưng các điều kiện ngoại cảnh lại không phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của bê, nghé. Cụ thể: Mưa nhiều, ẩm ướt, rét lạnh, thức ăn khan hiếm (gây hiệu ứng giảm sữa ở trâu bò mẹ), các loại mầm bệnh dễ phát triển và lây lan, đặc biệt là các loại ký sinh trùng.

07/07/2013
Để Bò Không Bị Cước Chân Để Bò Không Bị Cước Chân

Thời tiết mùa đông lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu bò phải làm việc ngâm chân lâu trong nước lạnh. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém làm cơ thể bị suy nhược dẫn đến khả năng đề kháng của cơ thể kém bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân phát bệnh cước chân. Trâu, bò bị cước chân đi lại khó khăn, tăng trọng chậm, làm giảm hiệu quả chăn nuôi.

07/07/2013
Bệnh Viêm Khớp Bê, Nghé Nguyên Nhân Và Điều Trị Bệnh Viêm Khớp Bê, Nghé Nguyên Nhân Và Điều Trị

Do bê nghé bị té ngã làm xây xát các khớp - viêm khớp; Do kế phát các bệnh viêm rốn, viêm tử cung... Vi khuẩn vào máu di căn tới khớp gây viêm.

08/07/2013
Chữa Hà Móng Trâu, Bò Chữa Hà Móng Trâu, Bò

Bệnh hà móng thường gặp ở trâu hoặc bò nuôi nhốt trong chuồng trại hoặc chế độ cho ăn không thích hợp về các loại khoáng đa vi lượng hoặc vi lượng.

08/07/2013