Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Thiết Thực Nguồn Vốn Vay Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn

Hiệu Quả Thiết Thực Nguồn Vốn Vay Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn
Ngày đăng: 23/09/2014

Thực hiện chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ; đến nay, trên địa bàn huyện Quản Bạ đã có hàng nghìn lượt hộ nông dân được vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) huyện để phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao, tạo đà để nhiều người dân vươn lên thoát nghèo.

Được sự giới thiệu của ông Phí Văn Hậu, Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quản Bạ, chúng tôi tìm đến nhà ông Cao Minh Ngọc, thôn Tân Tiến, xã Quyết Tiến; ngôi nhà trình tường cùng dãy chuồng trại nép mình bên núi, tận mắt chứng kiến cơ ngơi khang trang, cùng hệ thống chuồng trại với trên 2.000 con gà xương đen và vịt thương phẩm cùng với con giống gà, vịt mới thấy hiệu quả thiết thực đồng vốn theo Nghị định 41 đối với người dân.

Ông Ngọc cho biết, bắt đầu khởi nghiệp chăn nuôi gà xương đen và vịt từ năm 2000 nhưng trải qua nhiều sóng gió vì giá cả thức ăn, dịch bệnh, thị trường nhiều lúc ông phải chịu thua lỗ, giảm đàn. Nhưng với ý chí làm giàu, ông vẫn kiên trì với đàn gà, vịt của mình, đầu năm 2013 ông được NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Quản Bạ tạo điều kiện cho vay 100 triệu đồng.

Ông đã đầu tư mở rộng thêm chuồng, trại, mua máy ấp trứng để tự sản suất con giống và cung cấp giống cho khách hàng có nhu cầu, Sau trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu được lợi nhuận trên 100 triệu đồng. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình mà gia đình ông còn giúp đỡ nhiều hộ dân ở địa phương về giống, kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh...

Ông tâm sự: “Để thành công như ngày hôm nay, gia đình phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả nhưng với sự đồng hành của NHNN&PTNT, Chi nhánh huyện Quản Bạ đã giúp cho gia đình tôi cũng như nhiều hộ nông dân khác trên địa bàn huyện có nguồn vốn để phát triển kinh tế gia đình”.Không chỉ làm giàu cho gia đình mà mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Ngọc còn tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức thu nhập trên 2 triệu đồng/người/tháng.

Theo ông Phí Văn Hậu, từ khi triển khai Nghị định 41/NĐ-CP đã có rất nhiều hộ dân trên địa bàn huyện được tiếp cận nguồn vốn vay và đã sử dụng nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, đầu tư chăn nuôi có hiệu quả.

Để người dân tiếp cận nhanh với nguồn vốn nông nghiệp, nông thôn, Chi nhánh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách cho vay theo Nghị định 41; quán triệt cụ thể tới từng cán bộ, nhân dân về cơ chế, đối tượng cho vay, kiểm tra giám sát vay vốn theo đúng quy định. Ngân hàng huyện phối hợp với các đoàn thể để triển khai việc cho vay vốn phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn.

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện đã triển khai thực hiện tốt, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nguồn vốn, giải ngân đúng tiến độ để các hộ dân có vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Quy mô và chất lượng đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tăng trưởng đều qua các năm.

Sau hơn 3 năm triển khai Nghị định 41 đến nay, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quản Bạ đã cho trên 1.173 lượt khách hàng được vay vốn với tổng doanh số cho vay trên 132 tỷ đồng (trong đó cho vay phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên 2 tỷ đồng, cho vay phát triển ngành nghề nông nghiệp trên 2 tỷ đồng, cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn 2,5 tỷ đồng, cho vay tiêu dùng địa bàn nông thôn 118 tỷ đồng...), tổng dư nợ hiện tại là 43 tỷ đồng, chiếm trên 51% trên tổng dư nợ.

Được biết, trong thời gian tới, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quản Bạ sẽ tăng cường cán bộ tín dụng phụ trách cho vay tại các xã tạo điều kiện giúp người nông dân được tiếp cận với nguồn vốn vay của Ngân hàng một cách đơn giản và thuận tiện, với quan điểm tất cả vì khách hàng, do vậy thủ tục vay ngân hàng đã đơn giản, nhanh gọn hơn, không gây phiền hà cho khách hàng.

Người vay dù là thành phần kinh tế nào cũng đều được đánh giá cao không chỉ là bạn hàng mà còn là đối tác của Ngân hàng, là điểm tựa để người dân vươn lên phát triển kinh tế.

Nguồn vốn phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quản Bạđã giúp hàng nghìn hộ nông dân trên địa bàn huyện tiếp cận được nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng cường cơ sở hạ tầng.

Thực sự là lực đẩy tại những vùng quê còn nhiều khó khăn, để hôm nay những con người lao động cần cù, chân lấm tay bùn đã làm giàu ngay trên đồng đồng đất quê mình, đem lại cuộc sống ngày càng no ấm.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Mú Lồng - Giải Pháp Làm Giàu Cho Người Dân Vùng Ven Biển Nuôi Cá Mú Lồng - Giải Pháp Làm Giàu Cho Người Dân Vùng Ven Biển

Mới đây tôi lại có dịp về lại xã Bình Thuận của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trong cái nắng hè khá gay gắt, anh Dương Ngọc Thơi - chủ tịch hội Nông dân và anh Nguyễn Hữu Thái- chủ tịch hội Nghề cá xã Bình Thuận đã nhiệt tình đưa chúng tôi tham quan các địa điểm nuôi cá mú lồng tại địa phương.

14/06/2013
Mở Lối Cho Rau An Toàn Mở Lối Cho Rau An Toàn

Trong khi người tiêu dùng lo lắng với chất lượng rau xanh còn người trồng rau sạch khó khăn trong khâu tiêu thụ thì Hội ND phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã chủ động tháo gỡ nút thắt này.

08/07/2013
Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Theo Quy Trình GAP Tại Ba Bể (Bắc Kạn) Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Theo Quy Trình GAP Tại Ba Bể (Bắc Kạn)

Ba Bể (Bắc Kạn) là một địa phương có thế mạnh về diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu nuôi thủy sản cho năng suất cao, tạo ra các loại cá sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với môi trường và khả năng đầu tư thâm canh của người dân trên địa bàn, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá rô phi thương phẩm tại huyện Ba Bể theo quy trình GAP bước đầu mang lại hiệu quả khả quan và mở ra triển vọng trong thực hiện mô hình.

09/02/2013
Mỗi Năm Thu Nửa Tỷ Đồng Từ Ổi Mỗi Năm Thu Nửa Tỷ Đồng Từ Ổi

Với hơn 2,5ha trồng ổi, ông Lê Văn Tám (thôn 1, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) có thu nhập mỗi năm 500 triệu đồng.

09/02/2013
Nuôi Ếch Ở Nông Thôn Ở Tiền Giang Nuôi Ếch Ở Nông Thôn Ở Tiền Giang

Những năm gần đây, mô hình nuôi ếch Thái Lan quy mô nông hộ với diện tích vài chục đến vài trăm mét vuông đã phát triển mạnh và đem lại thu nhập đáng kể cho nông dân tỉnh Tiền Giang. Đặc biệt, từ đầu năm 2012 đến nay, giá ếch giống và ếch thương phẩm đều nằm ở mức cao nên nông dân làm nghề này có thể lãi hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

17/02/2013