Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả sử dụng phân Đầu Trâu cho cây trồng

Hiệu quả sử dụng phân Đầu Trâu cho cây trồng
Ngày đăng: 30/11/2015

1- Nhờ có cách mạng xanh và hóa học hóa trong nông nghiệp, nông dân Việt Nam đã có cơ hội sử dụng phân hóa học ngày càng tăng, góp phần tích cực đưa năng suất các loại cây trồng tăng lên vượt bậc.

Các sản phẩm phân bón Đầu Trâu ở đâu cũng được nông dân phấn khởi đón nhận.

2- Việc sử dụng phân hóa học ngày càng tăng, vượt quá nhu cầu đòi hỏi của cây và mất cân đối đã trở thành phổ biến trên các loại cây trồng.

Đó là nguyên nhân chính làm tăng chi phí đầu tư, tăng giá thành, giảm chất lượng nông sản, giảm hiệu quả sử dụng phân, giảm hiệu quả kinh tế, lại tăng khả năng làm ô nhiễm môi trường.

Vì vậy, tìm mọi giải pháp để tăng hiệu quả sử dụng các loại phân hóa học cho SX là đòi hỏi rất cấp thiết.

3- Các chủng loại phân bón Đầu Trâu được chế tạo ra đều nhằm hướng giảm thiểu lượng bón, tiện lợi khi sử dụng, cung cấp đủ chất dinh dưỡng theo yêu cầu của cây suốt cả thời kỳ sinh trưởng (cả thời gian sinh trưởng của cây chỉ sử dụng 2 đến 3 loại phân), cho năng suất cao, tăng chất lượng và bảo đảm an toàn cho nông sản, tăng hiệu quả kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tất cả các sản phẩm SX ra đều đã được thực nghiệm và SX công nhận những tiêu chí đã nêu.

Trên cây lúa: Khảo nghiệm hẹp và trình diễn diện rộng hàng trăm điểm ở trong nước hay ở Lào và Campuchia đều cho thấy: Dùng cho lúa bình quân tiết kiệm được 30-36% N, tổng số NPK tiết kiệm được 29-43%, năng suất lúa vẫn tăng hơn đối chứng từ 370 - 1.260 kg thóc/ha, bình quân tăng 500-600 kg thóc/ha.

Lời ròng cao hơn đối chứng từ 3-6 triệu đồng, có trường hợp tăng trên 10 triệu đồng/ha.

Trên cây cà phê, tiết kiệm từ 14-84 kg N (132 kg ure/ha), giảm tổng lượng NPK 16-20%,năng suất cao hơn đối chứng trung bình 680 kg cà phê nhân/ha.

Trên cây ngô tiết kiệm được 65 kg N (141 kg ure), tổng NPK giảm được 100 kg/ha, nhưng năng suất tăng được 1.007 kg/ha.

Phân bón Đầu Trâu Agrotain và Avail là hai tiến bộ kỹ thuật của thế giới được Bình Điền độc quyền ứng dụng từ năm 2008 .

Nhờ vậy mà phân bón Đầu Trâu ở đâu cũng được nông dân phấn khởi đón nhận.

Bộ NN-PTNT đã chọn phân Đầu Trâu để tham gia vào SX ở các cánh đồng lớn trên lúa và cây trồng khác.

Đối với dứa, tiết kiệm được 466 kg N (1.013 kg ure/ha) bằng 61%, tiết kiệm lượng NPK 550 kg/ha (39%), năng suất dứa tăng 17,8 tấn/ha (36%).

4 - Các chế phẩm Agrotain và Avail: Đó là 2 tiến bộ kỹ thuật của thế giới, Cty CP Phân bón Bình Điền được độc quyền ứng dụng từ năm 2008 (với Agrotain) và năm 2012 (với Avail).

Sử dụng Agrotain đã làm tiết kiệm được trung bình 30% lượng phân đạm (chủ yếu ứng dụng trên ure).

Từ năm 2008 đến hết tháng 10/2015, đã cung cấp cho nông dân được 520.000 tấn ure 46A+, nếu bón 70 kg đạm vàng 46A+ giảm được 30 kg ure thì tiết kiệm được 222.857 tấn ure thường.Nếu lấy giá ure là 8 triệu đồng 1 tấn thì đã tiết kiệm cho đầu tư của nông dân được 1.782,8 tỷ đồng.

Sử dụng Avail bọc phân lân cũng đã tiết kiệm trung bình 30% lượng lân cho SX.

Có 2 chế phẩm này tham gia vào gói sản phẩm của các chủng loại phân bón Đầu Trâu, khẳng định thêm mục tiêu của Cty CP Phân bón Bình Điền đã nêu hoàn toàn có cơ sở bền vững để giúp làm giảm lượng phân bón, giảm số lần bón, đơn giản trong thao tác, giảm công lao động; đặc biệt là vùng nông dân có diện tích gieo trồng nhiều ở ĐBSCL, Tây Nguyên, vùng trung du, miền núi, nâng cao năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế, an toàn nông sản và giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Huyện Chợ Gạo Tích Cực Phòng Bệnh Trên Cây Thanh Long Nông Dân Huyện Chợ Gạo Tích Cực Phòng Bệnh Trên Cây Thanh Long

Trước tình hình dịch bệnh đốm trắng trên cây thanh long xuất hiện và lan rộng trên các vườn trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện phối hợp các ngành có liên quan đã tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân trồng thanh long một số biện pháp tạm thời hạn chế dịch bệnh.

16/08/2013
Trồng Thảo Quả Trồng Thảo Quả

Hơn 20 năm trước, chúng tôi lên giúp cho huyện Phong Thổ, Lai Châu. Lúc đó, đường sá còn tồi lắm. Sản xuất của bà con trên vùng cao này còn rất khó khăn. Thế nhưng, những nhà có nguồn thu từ thảo quả đều trở thành những gia đình khá giả.

16/08/2013
Vốn Tín Dụng Cho Nông Nghiệp - Nông Thôn Vẫn Còn Nhiều Rào Cản Vốn Tín Dụng Cho Nông Nghiệp - Nông Thôn Vẫn Còn Nhiều Rào Cản

Nhà nước đã có không ít các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho vay vốn để phát triển khu vực nông nghiệp-nông thôn (NN-NT), nhưng tại sao đến nay khu vực này vẫn khó tiếp cận với các nguồn vốn vay?

16/08/2013
Cứu Con Cá Tra Cứu Con Cá Tra

Từ giữa năm 2012 đến nay, con cá tra liên tục bị “mắc cạn”. Ngành công nghiệp chế biến cá tra đang gặp khó khi phải bán sản phẩm dưới giá thành sản xuất. Hàng loạt hộ nuôi cá tra ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL “treo ao”, bỏ ao kéo dài. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu lại bấp bênh…

16/08/2013
Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Pó Xôi Cho Nông Dân Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Pó Xôi Cho Nông Dân

Công ty Tư vấn dịch vụ kỹ thuật phát triển nông nghiệp Đà Lạt (ATDC) vừa hoàn thành việc chuyển giao kỹ thuật trồng rau pó xôi gồm các nội dung từ khâu chọn giống đến kỹ thuật làm đất, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch bảo quản theo VietGAP cho hơn 1.300 lượt nông dân và 30 cán bộ khuyến nông tại các địa bàn Đà Lạt, Lạc Dương, Đức Trọng và Đơn Dương (Lâm Đồng).

16/08/2013