Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ươm cá tra

Với xu thế các ao ươm cá giống tăng như hiện nay thì vấn đề xử lý lượng nước thải từ quá trình ươm cá tra giống cần được quan tâm nhằm hạn chế tình hình ô nhiễm nguồn nước mặt. Trong khi đó, việc kết hợp nuôi thủy sản vào hệ thống canh tác lúa có thể làm giảm ô nhiễm môi trường nước mặt, giảm lượng phân hóa học sử dụng trên đồng ruộng. Đặc biệt trong nước thải từ các ao ươm cá tra giống có các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của cây lúa.
Thí nghiệm được bố trí trên ruộng của nông dân tại khu vực nghiên cứu: dùng nước sông để tưới lúa và bón bổ sung phân vô cơ; dùng nước ao ươm cá tra giống để tưới lúa và bón bổ sung phân NPK; dùng nước ao ươm cá tra giống để tưới lúa và bón bổ sung phân 2/3 NPK; dùng nước ao ươm cá tra giống để tưới lúa và chỉ bón bổ sung phân kali.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: sử dụng nước ao ươm cá tra giống để tưới lúa cho thấy hiệu quả rõ rệt thông qua việc làm giảm các thông số hóa học ở tất cả các nghiệm thức. Bên cạnh đó, khi sử dụng nước ao ươm cá tra giống để tưới cho cánh đồng lúa có thể giảm ít nhất 1/3 lượng phân bón sử dụng trên đồng ruộng mà vẫn đảm bảo năng suất lúa cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Đình Tưởng, Trưởng Phòng Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp và PTNT Hưng Yên) cho biết: Giám định là công việc kiểm tra, xem xét kết quả đạt được về sinh trưởng, ngoại hình, sức sinh sản, sau đó căn cứ vào tiêu chuẩn để xác định con gia súc đó có đạt yêu cầu về phẩm giống hay không.

Ớt chỉ thiên thích hợp đất lúa trong điều kiện hạn, mặn xâm nhập tại một số xã của huyện như: Trung Thành, Trung Thành Đông, Trung Ngãi, Trung Nghĩa với diện tích khoảng 2.500ha.

Khác với các năm trước, vào thời điểm đầu vụ thu hoạch, sầu riêng thường bán với giá cao hơn so với giữa vụ, năm nay do nhiều người tiêu dùng vẫn e ngại tình trạng một số nhà vườn và thương lái dùng thuốc ép chín sầu riêng nên sức mua dè dặt, giá bán sầu riêng không cao.

Những năm gần đây, nhiều người dân ở ấp I, xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) thành công với mô hình nuôi lươn trên cạn. Hiện toàn ấp có khoảng 20 hộ nuôi lươn, mỗi hộ nuôi từ 20 - 30m2.

Lúa chết phải gieo sạ lại, lúa trong giai đoạn thu hoạch bị đổ ngã làm giảm năng suất, tăng chi phí trong khâu thu hoạch,... là những gì mà người dân trên địa bàn tỉnh phải đối mặt do tình hình mưa bão trong thời gian qua, nhất là từ đầu tháng 7 đến nay.