Hiệu Quả Mô Hình Tưới Nhỏ Giọt Trên Cây Hồ Tiêu

Với mục đích giúp nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, góp phần giảm chi phí đầu vào, hạn chế sâu bệnh hại, tăng năng suất cây tiêu… Trạm Khuyến nông huyện Chư (Gia Lai) Sê phối hợp với Phòng Kinh tế Hạ tầng, UBND các xã Dun, Ia Tiêm thực hiện “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel kết hợp bón phân qua nước cho cây hồ tiêu”.
Theo đó, mô hình được triển khai trên 2 ha với 4 hộ dân tham gia. Tổng nguồn vốn thực hiện là 133,65 triệu đồng, trong đó nguồn vốn do Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ 72,58 triệu đồng, vốn đối ứng của nông dân là 61,07 triệu đồng. Hơn 8 tháng triển khai thực hiện, mô hình bước đầu được các cơ quan chuyên môn đánh giá khá cao, vừa giảm chi phí đầu tư (như công tưới, bón phân…), tiết kiệm nước, nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Anh Cao Quyết Thắng (thôn Greo Sek, xã Dun), phấn khởi cho biết: Trước đây với 1 ha hồ tiêu (trong đó, khoảng hơn 1.000 trụ cho kinh doanh và 1.000 trụ 2 năm tuổi) phải mất 5 công cho một lần tưới (giá nhân công hiện nay là 200 ngàn đồng/ngày, 2 tháng tưới khoảng 5 lần) thì giờ đây chỉ cần khởi động và mở van nước thì hệ thống sẽ tự động tưới cho tiêu, rất tiện và không tốn nhiều thời gian.
Hệ thống có thể tưới một lần khoảng 1.000 trụ tiêu, trong thời gian 3 đến 5 giờ tùy thuộc vào tầng thời kỳ sinh trưởng của cây và khoảng 3 đến 5 ngày sau thì tưới lại.
Ngoài ra, việc bón phân cho tiêu cũng tương đối dễ dàng, tiết kiệm nhân công khi chỉ cần hòa tan phân và cho vào hệ thống tưới, với cách bón phân này đã nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng và đều đặn đến vùng hoạt động của bộ rễ thông qua nước tưới.
Phương pháp tưới và bón phân này đảm bảo độ ẩm và lượng chất dinh dưỡng luôn cung cấp ổn định cho cây tiêu nên cây hồ tiêu sinh trưởng và phát triển rất tốt, nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, đặc biệt hạn chế tình trạng bệnh xoăn lá trên cây hồ tiêu-một loại bệnh mà khi cây bị nhiễm thì không phát triển nữa, phải phá đi để trồng lại.
Anh Thắng cho biết thêm: Hệ thống khá bền, ít hỏng, chi phí nhiên liệu thấp, không cầu kỳ, phức tạp nên rất dễ vận hành, trong thời gian tới sẽ nhân rộng trên toàn bộ 2 ha tiêu của gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Sau bão số 10, chúng tôi có mặt tại vườn cao su của Nông trường Cao su 1 thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh đóng trên địa bàn xã Kỳ Hợp (Kỳ Anh - Hà Tĩnh). Cả vườn cây cao su bạt ngàn mới mấy hôm còn reo với gió ngàn và chăm chỉ tích nhựa sống cho đời nay trở thành rừng cây đổ nát...

Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có tổng đàn heo khoảng 13.100 con. Sau thời gian dài heo hơi giảm giá mạnh xuống còn 33.000 - 34.000 đồng/kg, mấy ngày qua giá heo trên địa bàn huyện tăng trở lại, lên mức 37.000 - 38.000 đồng/kg (tăng 3.000 - 4.000 đồng/kg). Mức giá này người chăn nuôi vẫn chưa có lời nhiều.

Một trong những bài học đắt giá cần được rút ra từ nạn thương lái Trung Quốc tranh mua nguồn tôm nguyên liệu vừa qua, đó là các doanh nghiệp xuất khẩu dường như bỏ quên người nông dân; đồng thời vai trò của ngành quản lý chưa được phát huy. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho gian thương và thương lái nước ngoài câu kết trục lợi.

Cá lăng chấm được xem là loài cá có giá trị kinh tế cao và là đặc sản nước ngọt hàng đầu ở miền Bắc. Loài cá quý hiếm hoang dã này vốn chỉ sống ở hệ thống sông Hồng nay đã được nuôi thử nghiệm thành công ở Quảng Bình.

Hiện nay tại xã Tân Lập I, huyện Tân Phước (Tiền Giang) có trên 22 hộ trồng gấc với diện tích là 3,5 ha, trong đó đã có 15 hộ cây gấc đã cho thu hoạch trái, số hộ còn lại mới vừa trồng loại cây này. Được biết hiện nay giá gấc đang được thương lái thu mua với giá khá cao, trọng lượng trái gấc từ 800 gram trở lên có giá 15.000 đồng/kg, còn nhẹ hơn thì dao động từ 10.000 - 12.000 đồng/kg.