Hiệu Quả Mô Hình Tưới Nhỏ Giọt Trên Cây Hồ Tiêu

Với mục đích giúp nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, góp phần giảm chi phí đầu vào, hạn chế sâu bệnh hại, tăng năng suất cây tiêu… Trạm Khuyến nông huyện Chư (Gia Lai) Sê phối hợp với Phòng Kinh tế Hạ tầng, UBND các xã Dun, Ia Tiêm thực hiện “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel kết hợp bón phân qua nước cho cây hồ tiêu”.
Theo đó, mô hình được triển khai trên 2 ha với 4 hộ dân tham gia. Tổng nguồn vốn thực hiện là 133,65 triệu đồng, trong đó nguồn vốn do Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ 72,58 triệu đồng, vốn đối ứng của nông dân là 61,07 triệu đồng. Hơn 8 tháng triển khai thực hiện, mô hình bước đầu được các cơ quan chuyên môn đánh giá khá cao, vừa giảm chi phí đầu tư (như công tưới, bón phân…), tiết kiệm nước, nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Anh Cao Quyết Thắng (thôn Greo Sek, xã Dun), phấn khởi cho biết: Trước đây với 1 ha hồ tiêu (trong đó, khoảng hơn 1.000 trụ cho kinh doanh và 1.000 trụ 2 năm tuổi) phải mất 5 công cho một lần tưới (giá nhân công hiện nay là 200 ngàn đồng/ngày, 2 tháng tưới khoảng 5 lần) thì giờ đây chỉ cần khởi động và mở van nước thì hệ thống sẽ tự động tưới cho tiêu, rất tiện và không tốn nhiều thời gian.
Hệ thống có thể tưới một lần khoảng 1.000 trụ tiêu, trong thời gian 3 đến 5 giờ tùy thuộc vào tầng thời kỳ sinh trưởng của cây và khoảng 3 đến 5 ngày sau thì tưới lại.
Ngoài ra, việc bón phân cho tiêu cũng tương đối dễ dàng, tiết kiệm nhân công khi chỉ cần hòa tan phân và cho vào hệ thống tưới, với cách bón phân này đã nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng và đều đặn đến vùng hoạt động của bộ rễ thông qua nước tưới.
Phương pháp tưới và bón phân này đảm bảo độ ẩm và lượng chất dinh dưỡng luôn cung cấp ổn định cho cây tiêu nên cây hồ tiêu sinh trưởng và phát triển rất tốt, nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, đặc biệt hạn chế tình trạng bệnh xoăn lá trên cây hồ tiêu-một loại bệnh mà khi cây bị nhiễm thì không phát triển nữa, phải phá đi để trồng lại.
Anh Thắng cho biết thêm: Hệ thống khá bền, ít hỏng, chi phí nhiên liệu thấp, không cầu kỳ, phức tạp nên rất dễ vận hành, trong thời gian tới sẽ nhân rộng trên toàn bộ 2 ha tiêu của gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Báo cáo của hiệp hội gia cầm Việt Nam cho biết, năm 2013 cả nước có gần 320 triệu con gia cầm, trong đó chủ yếu là nhỏ lẻ. Bên cạnh thiếu liên kết giữa các khâu còn rất yếu thì việc định hướng thị trường cũng chưa chính xác do số liệu của tổng cục thống kê mới chỉ bẳng 35% so với thực tế.

Sáng 17-9, tại xã Kim Tân, huyện La Pa, tỉnh Gia Lai, Viện Nghiên cứu Mía đường phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác mía năng suất và chất lượng cao cho nông dân trồng mía vùng Đông Nam tỉnh.

Để quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (NLTS) ven bờ tại xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), góp phần ổn định và phát triển sinh kế cho cộng đồng dân cư vùng ven biển, UBND xã Nhơn Hải vừa phối hợp với Ban quản lý Dự án Vì sự phát triển bền vững NLTS ven bờ (CRSD) và Chi cục Khai thác-Bảo vệ NLTS tỉnh thành lập tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ (ĐQLNCVB) xã Nhơn Hải.

Hà Nội có diện tích ao hồ, sông suối lớn rất có tiềm năng về nuôi trồng thủy sản (NTTS). Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản (NLTS) trên các hệ thống sông, hồ của TP đang bị suy giảm nghiêm trọng. Bởi vậy, bảo vệ NLTS là biện pháp cấp thiết để đảm bảo phát triển ngành thủy sản bền vững.

Theo các cơ quan hữu quan, vào thời điểm giữa tháng 9/2014, giá tôm sú giảm 8.000 đồng/kg xuống mức 248.000 đồng/kg (20 con/kg); giá tôm thẻ tăng 2.000 đồng/kg lên mức 133.000 đồng/kg (60 con/kg)... với giá này, nông dân vẫn có lợi nhuận.