Hiệu Quả Mô Hình Tưới Nhỏ Giọt Trên Cây Hồ Tiêu

Với mục đích giúp nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, góp phần giảm chi phí đầu vào, hạn chế sâu bệnh hại, tăng năng suất cây tiêu… Trạm Khuyến nông huyện Chư (Gia Lai) Sê phối hợp với Phòng Kinh tế Hạ tầng, UBND các xã Dun, Ia Tiêm thực hiện “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel kết hợp bón phân qua nước cho cây hồ tiêu”.
Theo đó, mô hình được triển khai trên 2 ha với 4 hộ dân tham gia. Tổng nguồn vốn thực hiện là 133,65 triệu đồng, trong đó nguồn vốn do Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ 72,58 triệu đồng, vốn đối ứng của nông dân là 61,07 triệu đồng. Hơn 8 tháng triển khai thực hiện, mô hình bước đầu được các cơ quan chuyên môn đánh giá khá cao, vừa giảm chi phí đầu tư (như công tưới, bón phân…), tiết kiệm nước, nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Anh Cao Quyết Thắng (thôn Greo Sek, xã Dun), phấn khởi cho biết: Trước đây với 1 ha hồ tiêu (trong đó, khoảng hơn 1.000 trụ cho kinh doanh và 1.000 trụ 2 năm tuổi) phải mất 5 công cho một lần tưới (giá nhân công hiện nay là 200 ngàn đồng/ngày, 2 tháng tưới khoảng 5 lần) thì giờ đây chỉ cần khởi động và mở van nước thì hệ thống sẽ tự động tưới cho tiêu, rất tiện và không tốn nhiều thời gian.
Hệ thống có thể tưới một lần khoảng 1.000 trụ tiêu, trong thời gian 3 đến 5 giờ tùy thuộc vào tầng thời kỳ sinh trưởng của cây và khoảng 3 đến 5 ngày sau thì tưới lại.
Ngoài ra, việc bón phân cho tiêu cũng tương đối dễ dàng, tiết kiệm nhân công khi chỉ cần hòa tan phân và cho vào hệ thống tưới, với cách bón phân này đã nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng và đều đặn đến vùng hoạt động của bộ rễ thông qua nước tưới.
Phương pháp tưới và bón phân này đảm bảo độ ẩm và lượng chất dinh dưỡng luôn cung cấp ổn định cho cây tiêu nên cây hồ tiêu sinh trưởng và phát triển rất tốt, nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, đặc biệt hạn chế tình trạng bệnh xoăn lá trên cây hồ tiêu-một loại bệnh mà khi cây bị nhiễm thì không phát triển nữa, phải phá đi để trồng lại.
Anh Thắng cho biết thêm: Hệ thống khá bền, ít hỏng, chi phí nhiên liệu thấp, không cầu kỳ, phức tạp nên rất dễ vận hành, trong thời gian tới sẽ nhân rộng trên toàn bộ 2 ha tiêu của gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Mấy chục năm có mặt ở Đà Lạt, phương thức trồng dâu tây của nông dân vẫn không có gì thay đổi. Đó là trồng ở ngoài ruộng và nhân giống bằng cách tách thân bò và cây con từ cây chính để trồng lại. Sau nhiều năm, giống dâu tây phát sinh nhiều thứ bệnh như héo lá, đốm đỏ, vàng mép lá, đặc biệt virus xoắn lá làm giảm năng suất và phẩm chất trái dâu. Điều này buộc người nông dân ngày càng sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn, đặc biệt là các loại thuốc diệt nấm.

Tiếp đó, ngày 17-7 tại TP.HCM sẽ diễn ra hội thảo và họp báo tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các nhà phân phối và người tiêu dùng về tầm quan trọng của việc phân phối và sử dụng nước mắm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc. Một hội thảo tương tự sẽ diễn ra tại thủ đô Hà Nội vào ngày 22-7.

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 152 tổ chức, cá nhân kinh doanh trái thanh long gồm 106 hộ kinh doanh và 46 doanh nghiệp, cơ sở thu mua, sơ chế, đóng gói. Trong đó có 14 doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch thanh long. Hoạt động thu mua thanh long tại nơi sản xuất chủ yếu do thương lái đảm nhiệm, các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long chỉ trực tiếp thu mua tại những nhà vườn có số lượng lớn từ 3 - 5 tấn.

Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương xuất hiện một loại mực bán với giá rất rẻ, chỉ từ 20.000-40.000 đồng/kg, cao nhất cũng chỉ 50.000-70.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với giá mực bình thường từ 80.000-200.000 đồng/kg.

“Giá lúa tươi tại ruộng được thương lái mua với giá 4.500 đồng/kg, tăng khoảng 200 đồng/kg so với cách đây 2 tuần. Nhiều nông dân phải chịu cảnh thu hoạch lúa trong mưa dầm dữ dội cũng được an ủi phần nào”, lão nông Phạm Văn Nữa (xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp) cho biết vào chiều 14-7.