Hiệu Quả Mô Hình Tưới Nhỏ Giọt Trên Cây Hồ Tiêu

Với mục đích giúp nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, góp phần giảm chi phí đầu vào, hạn chế sâu bệnh hại, tăng năng suất cây tiêu… Trạm Khuyến nông huyện Chư (Gia Lai) Sê phối hợp với Phòng Kinh tế Hạ tầng, UBND các xã Dun, Ia Tiêm thực hiện “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel kết hợp bón phân qua nước cho cây hồ tiêu”.
Theo đó, mô hình được triển khai trên 2 ha với 4 hộ dân tham gia. Tổng nguồn vốn thực hiện là 133,65 triệu đồng, trong đó nguồn vốn do Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ 72,58 triệu đồng, vốn đối ứng của nông dân là 61,07 triệu đồng. Hơn 8 tháng triển khai thực hiện, mô hình bước đầu được các cơ quan chuyên môn đánh giá khá cao, vừa giảm chi phí đầu tư (như công tưới, bón phân…), tiết kiệm nước, nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Anh Cao Quyết Thắng (thôn Greo Sek, xã Dun), phấn khởi cho biết: Trước đây với 1 ha hồ tiêu (trong đó, khoảng hơn 1.000 trụ cho kinh doanh và 1.000 trụ 2 năm tuổi) phải mất 5 công cho một lần tưới (giá nhân công hiện nay là 200 ngàn đồng/ngày, 2 tháng tưới khoảng 5 lần) thì giờ đây chỉ cần khởi động và mở van nước thì hệ thống sẽ tự động tưới cho tiêu, rất tiện và không tốn nhiều thời gian.
Hệ thống có thể tưới một lần khoảng 1.000 trụ tiêu, trong thời gian 3 đến 5 giờ tùy thuộc vào tầng thời kỳ sinh trưởng của cây và khoảng 3 đến 5 ngày sau thì tưới lại.
Ngoài ra, việc bón phân cho tiêu cũng tương đối dễ dàng, tiết kiệm nhân công khi chỉ cần hòa tan phân và cho vào hệ thống tưới, với cách bón phân này đã nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng và đều đặn đến vùng hoạt động của bộ rễ thông qua nước tưới.
Phương pháp tưới và bón phân này đảm bảo độ ẩm và lượng chất dinh dưỡng luôn cung cấp ổn định cho cây tiêu nên cây hồ tiêu sinh trưởng và phát triển rất tốt, nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, đặc biệt hạn chế tình trạng bệnh xoăn lá trên cây hồ tiêu-một loại bệnh mà khi cây bị nhiễm thì không phát triển nữa, phải phá đi để trồng lại.
Anh Thắng cho biết thêm: Hệ thống khá bền, ít hỏng, chi phí nhiên liệu thấp, không cầu kỳ, phức tạp nên rất dễ vận hành, trong thời gian tới sẽ nhân rộng trên toàn bộ 2 ha tiêu của gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Giống cây trồng quyết định không nhỏ đến năng suất, chất lượng nông sản. Điều đáng lo ngại hiện nay là thị trường giống cây trồng còn quá nhiều kẽ hở.

Tỉnh Hải Dương có diện tích trồng ngô khá lớn với hơn 4.000 ha, phân bổ khá đều ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Trong đó, huyện Thanh Miện trồng hơn 500 ha, Gia Lộc 500 ha, Nam Sách hơn 400 ha, Cẩm Giàng gần 400 ha…

Nhiều ngày qua, tại khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai, các hộ dân bắt đầu hái đợt quả xoài chín đầu tiên để bán cho thương lái. Ước tính, mỗi ngày các thương lái gom mua và chuyển đến các nơi khác để bán khoảng 4 tấn xoài.

Các vườn xoài cát núm đem lại thu nhập khá cao cho nhà vườn, giá xoài cát núm đầu mùa 22.000- 25.000 đ/kg, xoài Đài Loan không dưới 20.000 đ/kg, thương lái tới lui nườm nượp. Nhưng đó là chuyện của hơn tháng trước, còn hiện nay nhiều nhà vườn rầu rĩ khi giá xoài “sựng ngược, rớt giá đỡ hổng nổi”.

“Cây trồng công nghệ sinh học - Những vấn đề cần quan tâm” là chủ đề tọa đàm đã diễn ra ngày 29/4 tại tỉnh Thái Nguyên. Chương trình do Ban Hợp tác Quốc tế - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Dịch vụ thông tin Khoa học công nghệ (AG Biotech) và Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức.