Hiệu Quả Mô Hình Trồng Đu Đủ

Đu đủ là giống cây rất ít khi mất mùa, dễ trồng và cho hiệu quả cao. Những năm gần đây, cây đu đủ đã giúp nhiều thanh niên nông thôn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Anh Nguyễn Hồng Phi (ấp Nhân Trung, xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, nhờ vườn cây đu đủ, mỗi năm gia đình anh có doanh thu hàng trăm triệu đồng. Để có được thu nhập như hiện nay, anh Phi phải trải qua những thời gian khó khăn.
Năm 2011, anh trồng cây đu đủ thường trên 5.000 m2 đất. Do thiếu kinh nghiệm, chưa nắm vững kỹ thuật, sau một thời gian, cây chết gần hết, còn lại một số cây èo uột, năng suất rất thấp.
Không nản chí, năm 2012 anh đi các tỉnh miền Tây để tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm trồng đu đủ. Trong những lần đến huyện Đức Hòa và huyện Đức Huệ (tỉnh Long An), anh thấy người dân ở đây trồng đu đủ rất tốt, cây nào cây nấy quả ra từ gốc tới ngọn. Hỏi thăm mới biết họ đang trồng giống đu đủ ruột vàng (da bông) cho năng suất rất cao, anh liền lân la học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng, chăm sóc.
Sau khi nắm vững kỹ thuật, anh đã mua giống về trồng kín 5.000 m2. Nhờ chịu khó cần cù, chăm sóc đúng kỹ thuật, cây đu đủ phát triển tốt. Cây mới cao 60-80cm đã bắt đầu cho trái và đến ngày thứ 80 cũng là lúc cả vườn đu đủ chuyển sang màu vàng, báo hiệu vụ thu hoạch đầu tiên đã đến.
Ngày thu hoạch, cả xóm tới xem, ai cũng bất ngờ vì từ trước tới giờ người dân chỉ quen trồng cây mì, cây bắp, thu nhập rất thấp. Nay người dân trong ấp được tận mắt nhìn thấy những cây đu đủ trái như xếp từ gốc lên tới ngọn.
Bình quân mỗi cây có khoảng 70-150 trái, trái thon dài, trọng lượng trung bình từ 1,5-2kg, khi chín ruột vàng, có vị ngọt đậm đà, ăn vừa giòn, vừa dai… Vụ thu hoạch đu đủ năm ấy kết quả thu được ngoài sự mong đợi của anh (90 tấn quả/5.000 m2) và lại trúng giá (7.000-14.000đ/kg).
Thấy được hiệu quả từ giống đu đủ này, nhiều người tới tham quan và hỏi mua giống về trồng. Để chủ động cung cấp giống cho bà con và trang trại của gia đình, anh đã tự mày mò nghiên cứu, nhân giống thành công bằng phương pháp gieo hạt.
Anh Nguyễn Hữu Tính, Bí thư xã Đoàn Xuyên Mộc cho biết: “Mô hình trồng đủ đủ làm giàu của anh Nguyễn Hồng Phi là điển hình cho thanh niên địa phương học tập, nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho thanh niên địa phương”.
Có thể bạn quan tâm

Tham dự hội thảo có các Bộ ngành Trung ương, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh cùng đại diện các doanh nghiệp tiêu biểu chuyên sản xuất các ngành hàng mà nội dung Đề án tái cơ cấu hướng đến. Đặc biệt, hội thảo còn có sự tham dự của Tập đoàn phát triển nông thôn Hàn quốc, Tổ chức JI-CA Nhật Bản và Dự án VnSAT của Ngân hàng Thế giới WB.

Hiện tại, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh đã chỉ đạo các trạm bảo vệ thực vật các huyện phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT dự báo tình hình phát sinh bệnh héo chết nhanh và đề xuất các biện pháp phòng trừ.

Sáng ngày 8/7, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu và phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây và Công ty CP thương mại, đầu tư và phát triển công nghệ quốc tế (IDT) phối hợp tổ chức Diễn đàn phát triển cây mắc ca vì mục tiêu làm giàu của nông dân Tây Bắc và Tây Nguyên.

Theo Chi cục Thú y (Sở Nông nghiệp và PTNT), từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang cấp mới 30 giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y cho các trang trại chăn nuôi lợn, gà; lò ấp nở gia cầm; điểm giết mổ tập trung tại các huyện Tân Yên, Việt Yên, Lục Nam và Lạng Giang, nâng tổng số cơ sở được cấp giấy chứng nhận lên 160.

Hầu hết các loại cây trồng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Sản phẩm được các doanh nghiệp như: Công ty G.O.C Bắc Giang, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Nông Bắc Giang, chi nhánh Công ty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Sơn Động... đặt hàng bao tiêu.