Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình Sản Xuất Lạc Giống Mơí Trên Đất Chuyển Đổi

Hiệu Quả Mô Hình Sản Xuất Lạc Giống Mơí Trên Đất Chuyển Đổi
Ngày đăng: 12/09/2014

Cây lúa là cây trồng chính của tỉnh Quảng Nam, diện tích gieo trồng vụ hè thu có khoảng 44.000 ha, trong đó khoảng trên 5.000 ha đất lúa không chủ động nước, sản xuất kém hiệu quả cần được chuyển đổi.

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành, tỉnh đã chuyển đổi những vùng đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang sản xuất lạc - cây trồng ít tốn nước tưới, cây trồng xóa đói, giảm nghèo cho bà con nông dân, đặc biệt là vùng khó khăn.

Vụ hè thu năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam đã xây dựng mô hình “Sản xuất lạc hè thu trên chân đất lúa kém hiệu quả” với quy mô 20 ha, sử dụng giống lạc mới L23.

Sau 4 tháng triển khai mô hình cho thấy, cây lạc L23 sinh trưởng khá tốt trên chân đất lúa chuyển đổi, về các chỉ tiêu: Chiều cao cây, tổng số cành/cây, tổng số cành cấp 1 đạt khá cao, số quả chắc trên cây đạt tỷ lệ cao, lạc ít nhiễm sâu bệnh và sinh khối lạc lớn, nhờ đó tích luỹ năng lượng để nuôi quả tốt hơn.

Theo đánh giá, mô hình cho hiệu quả cao, năng suất bình quân 25 tạ/ha, thu nhập 50 triệu đồng/ha (giá 20.000 đồng/kg lạc), nếu trừ chi phí vật chất và công lao động, mô hình lãi ròng trên 22 triệu đồng/ha; trong khi đó sản xuất lúa cho năng suất 45 tạ/ha, thu nhập khoảng 25 triệu đồng/ha, nếu trừ chi phí,mô hình lãi khoảng trên 6 triệu đồng/ha. Nếu tính hiệu quả kinh tế với 20 ha(quy mô mô hình) sản xuất lạc thì lãi ròng thu được khoảng 440 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Bình, nông dân tham gia mô hình cho biết: Gia đình ông có 2 sào(1.000 m2) đất lúa, vụ hè thu thường sản xuất lúa, cho lãi 500.000 – 600.000đồng/2 sào, có thời điểm phải bỏ hoang do thiếu nước tưới. Được sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình ông mạnh dạn chuyển đổi sang sản xuất lạc giống mới,đến nay ruộng lạc của gia đình ông cho năng suất cao, đạt 300 kg/2 sào, thu nhập gần 6 triệu đồng/2 sào, nếu trừ chi phí còn lãi gần 3 triệu đồng/2 sào.Ngoài ra ông còn được cán bộ khuyến nông hướng dẫn bảo quản lạc giống để sản xuất cho vụ sau. Ông Bình rất phấn khởi bởi mô hình đã góp phần cải thiện kinh tế cho gia đình ông.

Ông Võ Văn Nghi – PGĐ Trung tâm KNKN Quảng Nam cho biết: “Trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là hướng đi đúng đắn của ngành. Một số vùng thiếu nước tưới, sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn, kém hiệu quả, có nguy cơ bỏ hoang vụ hè thu cần chuyển đổi sang cây trồng cạn mang lại hiệu quả cao hơn. Cây lạc được xác định là một trong những cây trồng hiệu quả, xét về giá trị hiệu quả kinh tế trồng lạc thì cao gấp 4 - 5 lần so với sản xuât lúa”.

Trong thời gian tới, Trung tâm KNKN Quảng Nam sẽ xây dựng mô hình trình diễn trên diện rộng, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để bà con nông dân có điều kiện tiếp cận với các biện pháp kỹ thuật mới, đây là cơ sở cho các địa phương lựa chọn cây trồng phù hợp và mạnh dạn trong công tác chuyển đổi.


Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng Cánh Đồng Đậu Phộng Tập Trung Xây Dựng Cánh Đồng Đậu Phộng Tập Trung

Xã Bình Nam là địa phương có diện tích trồng cây đậu phộng lớn nhất huyện Thăng Bình với diện tích ổn định 180ha. Tận dụng được lợi thế đó, đầu năm 2014 địa phương đã quy hoạch cánh đồng mẫu trồng cây đậu phộng với diện tích 45ha tại thôn Đông Tác.

07/08/2014
Giá Cá Tra Giảm, Người Nuôi Tiếp Tục Lỗ Tới 2.000 Đồng/kg Giá Cá Tra Giảm, Người Nuôi Tiếp Tục Lỗ Tới 2.000 Đồng/kg

Trong đó, cá tra có diện tích nuôi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 6.200 ha với sản lượng 598 ngàn tấn. Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng cá tra của hầu hết các tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá cá tra nguyên liệu giảm thấp nên người nuôi cho ăn cầm chừng, kéo dài thời gian, cá không đạt kích cỡ thu hoạch.

29/07/2014
Trồng Mè Trên Đất Lúa Trồng Mè Trên Đất Lúa

Những năm gần đây, tại những vùng đất gò đồi cao, đất ruộng thiếu nước, do trồng lúa xuân hè kém hiệu quả nên nhiều hộ nông dân trên địa bàn TP.Tam Kỳ đã thay thế trồng cây mè. Mô hình này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải tạo đồng ruộng, ngăn chặn được sự phát triển của một số dịch bệnh trên cây lúa cũng như hạn chế được việc bỏ đất hoang do thiếu nước vào mùa khô.

07/08/2014
Khánh Hòa Nghiệm Thu Đề Tài Ứng Dụng Nuôi Ghép Ốc Hương Và Hải Sâm Trong Ao Đất Khánh Hòa Nghiệm Thu Đề Tài Ứng Dụng Nuôi Ghép Ốc Hương Và Hải Sâm Trong Ao Đất

Từ tháng 6/2013, đề tài được triển khai nuôi thí điểm tại hộ ông Nguyễn Đức Nhi - ở xã Cam Thịnh Đông, với diện tích 4.000 m2, thả nuôi 400.000 con ốc hương giống và 4.000 con hải sâm. Sau 5 tháng rưỡi thả nuôi, trừ các khoản chi phí đầu tư, hộ nuôi còn lãi gần 256 triệu đồng.

29/07/2014
Các Loại Dịch Bệnh Nguy Hiểm Trong Lĩnh Vực Thủy Sản Được Hỗ Trợ Các Loại Dịch Bệnh Nguy Hiểm Trong Lĩnh Vực Thủy Sản Được Hỗ Trợ

Thẩm quyền công bố dịch bệnh thủy sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y. Trong trường hợp không công bố dịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận về loại dịch bệnh thủy sản xảy ra trên địa bàn cụ thể của địa phương để làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ.

29/07/2014