Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình Phát Triển Chè Shan, Bò H Mông

Hiệu Quả Mô Hình Phát Triển Chè Shan, Bò H Mông
Ngày đăng: 11/05/2012

Ngày 10/5, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) tổ chức Hội thảo "Sự tham gia của dân tộc thiểu số trong chuỗi giá trị chè Shan ở Hà Giang".

Mục đích của hội thảo là chia sẻ các bài học chủ yếu từ dự án kinh doanh này, thảo luận, đánh giá khả năng nhân rộng mô hình này ở Hà Giang.

Dự án kinh doanh được Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Cường thực hiện, với tổng ngân sách dự án khoảng 575.000 USD, trong đó Quỹ Thách thức Việt Nam đóng góp khoảng 215.000 USD.

Quỹ Thách thức Việt Nam là một phần của Dự án phát triển Thị trường dành cho người nghèo giai đoạn 2 (M4P2), do Ngân hàng Phát triển Châu Á điều phối, Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh tài trợ, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo các chuyên gia kinh tế, dự án này đã tác động tích cực tới những hộ nông dân phần lớn là người dân tộc thiểu số nghèo, đặc biệt là phụ nữ, sống tại các vùng hẻo lánh cua tỉnh Hà Giang, họ chủ yếu dựa vào việc sản xuất chè nhằm nâng cao hơn 50% thu nhập của hộ gia đình.

Tác động còn có thể lớn hơn nữa nếu mô hình sản xuất này được nhân rộng ra những công ty chè khác ở khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Cường cho biết bước đầu dự án đã có ba trăm hộ nghèo ở Hà Giang được đào tạo và tổ chức thành các nhóm thu mua chè. Hơn 460 hộ nghèo từ 11 bản của xã Cao Bồ được đào tạo về trồng chè hữu cơ.

Diện tích chè đạt khoảng 740 ha và đây có thể là một trong những dự án chè được chứng nhận hữu cơ lớn nhất Đông Nam Á, cả về số lượng nông hộ và diện tích canh tác.

Tính riêng năm 2011, công ty chủ dự án đã thu mua khoảng 740 tấn chè búp tươi từ các nông hộ tham gia dự án với tổng giá trị khoảng 5 tỷ đồng.

Thu nhập từ chè của các nông hộ tham gia dự án tăng trung bình trên 130%.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động trực tiếp kể trên, dự án cũng đã minh chứng tính khả thi về mặt thương mại của mô hình kinh doanh này và cho thấy nó có tiềm năng to lớn để nhân rộng.

Ông Khoa khẳng định, mô hình có thể được nhân rộng ra những vùng núi cao có thể trồng chè khác của Việt Nam và cũng như những sản phẩm nông nghiệp khác.

Dự án thành công này đã phát triển thương hiệu sản phẩm chè Shan cho các thị trường với giá trị cao.

Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này, dự án cần thành lập và củng cố các nhóm sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và số lượng nguyên liệu chè búp tươi; nâng cao sản xuất bằng cách xây dựng vườn ươm thương mại; xây dựng thương hiệu chè hữu cơ để tiếp cận những thị trường xuất khẩu cao cấp.

Cùng ngày, Quỹ Thách thức Việt Nam, Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh, Ngân hàng Phát triển Châu Á cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng kết dự án “Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo, giai đoạn 2” nhằm hỗ trợ các dự án kinh doanh mang tính sáng tạo cao do các tổ chức tư nhân thực hiện và tăng cường sự tham gia, thu nhập của người nghèo từ các chuỗi giá trị nông nghiệp.

Dự án xây dựng kênh sản xuất thịt bò H’ Mông đã giúp người dân tộc H’Mông sinh sống tại 4 huyện hẻo lánh Hà Quảng, Thông Nông, Nguyên Bình, thị xã Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng), sản xuất thịt bò theo một quá trình bền vững.

Các hoạt động chính của dự án bao gồm tổ chức các hộ gia đình dân tộc thiểu số chăn nuôi gia súc thành các nhóm khác nhau; áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm thịt bò; xây dựng lò mổ thương mại đầu tiên ở các tỉnh miền núi phía bắc của Việt Nam.

Công ty xây dựng Lê Thanh (Cao Bằng) cùng với Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp là đơn vị thực hiện dự án với tổng ngân sách dự án khoảng trên 261.000 USD, trong đó Quỹ Thách thức Việt Nam hỗ trợ khoảng 110.000 USD.

Hơn 500 nông dân đã tham gia vào dự án, phân bố ở chín xã và bốn huyện ở Cao Bằng.

Tính đến tháng 4/2012, dự án đã mua hơn 300 con bò H’Mông từ 260 nông dân tham gia dự án và giết mổ gần 170 con bò, cung cấp cho những thị trường cao cấp của địa phương và cả Hà Nội.

Tiêu chuẩn vệ sinh tại lò mổ được kiểm tra bởi tổ chức thú y, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cao Bằng. Bò sẽ được cách ly trước khi tiến hành giết mổ.

Ở Hà Nội, dự án có hợp đồng độc quyền bán với Công ty Rural Food, một đại lý phân phối địa phương.

Tháng 2/2012, đại lý này đã ký hợp đồng với siêu thị Big C để siêu thị này bán sản phẩm thịt bò H’Mông trong hệ thống cửa hàng của mình tại Việt Nam và kết quả là số lượng bán ra ngày càng tăng.

Người tiêu dùng và các nhà hàng giờ đây có thể truy xuất nguồn gốc thịt bò họ đã mua từ phía hộ nông dân đã bán bò cho dự án tại trang web http://www.hmongbeef.vn

Ông Buddhika Samarasinghe, Trưởng nhóm tư vấn dự án “Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo, giai đoạn 2” cho biết kết quả bước đầu của dự án tương đối khả quan.

Cho dù làm việc với từng hộ nông dân cá thể ở những khu vực xa xôi và hẻo lánh ở Việt Nam luôn là một thách thức, nhưng có thể thấy rằng dự án vẫn bền vững xét về khía cạnh thương mại của nó.

Sản lượng bán tăng mạnh ở Hà Nội cũng cho thấy loại thịt bò này hoàn toàn phù hợp với thị trường nội địa và thương hiệu bò H’Mông đang dần được tạo lập.

Có thể bạn quan tâm

Rau, Trứng Ế Đồng Đắt Chợ Rau, Trứng Ế Đồng Đắt Chợ

Bà Đào Thị Hiệp, ngụ xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) có 2.500 m2 cải thảo to đẹp nhưng không bán được đành chặt bỏ. Ông Phạm Đình Thông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Thạnh cho biết trên địa bàn xã hiện có hơn 1.000 ha rau củ các loại nông dân phải cắt cho bò ăn hoặc cày làm phân xanh.

03/03/2014
'Rừng Hoa' Công Nghệ Cao 'Rừng Hoa' Công Nghệ Cao

Sản xuất giống hoa theo phương pháp cấy mô (invitro), xuất khẩu sang nhiều nước trong đó có cả “Vương quốc hoa” Hà Lan thu về 2 triệu USD/năm, đó là thành công của Công ty CP công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt.

03/03/2014
Thả 2,5 Vạn Tôm Giống Tại Đầm Cầu Hai Thả 2,5 Vạn Tôm Giống Tại Đầm Cầu Hai

Nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm Cầu Hai, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Phú Lộc thả hơn 2,5 vạn tôm giống tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khe Đập Làng, xã Lộc Bình (Phú Lộc).

04/03/2014
Bắt Số Lượng Lớn Trai Tai Tượng Khổng Lồ Bắt Số Lượng Lớn Trai Tai Tượng Khổng Lồ

Được biết, trai tai tượng có tên khoa học Tridacnagigas, là loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và quốc tế cần được bảo vệ. Thời gian qua một số ngư dân ở Bình Châu đã khai thác với số lượng lớn để cung cấp theo nhu cầu mua bán của chủ nậu mà không biết đây là loài thủy sinh bị cấm khai thác.

04/03/2014
Thành Phố Cà Mau Phát Triển Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp Thành Phố Cà Mau Phát Triển Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp

Năm 2014, thành phố Cà Mau đề ra kế hoạch mở rộng nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích 1.100 ha; hiện nay, đã phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp được trên 812 ha, đạt 73% kế hoạch.

04/03/2014