Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men
Ngày đăng: 29/10/2013

Anh Lê Thanh Phong, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú (An Giang) vừa nghiên cứu thành công đề tài “Ứng dụng mô hình nuôi heo bằng kỹ thuật sử dụng đệm lót lên men trên địa bàn huyện An Phú”. Đây là hình thức chăn nuôi mới, nuôi trên nền chuồng đệm lót với các vi sinh vật có ích.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ An Giang: Đề tài thử nghiệm hiệu quả mô hình kỹ thuật làm đệm lót lên men trong chăn nuôi heo, từ đó đưa ra khuyến cáo phù hợp với phương thức chăn nuôi heo tại địa phương; góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường, từng bước thực hiện tốt chỉ tiêu trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho các hộ dân nhàn rỗi. Trên diện tích nền chuồng chăn nuôi cũ trước đây, anh Phong tận dụng cải tạo lại kiểu chuồng hở, nền đất với diện tích 1,3 m2/con, sát trùng chuồng trại. Anh làm đệm lót bằng trấu với chế phẩm sinh học Balasa-N01: Rải lớp trấu dày 30cm, phun nước sạch lên lớp trấu, dùng cào đảo cho trấu ẩm đều và làm phẳng mặt đạt độ ẩm 40%, tưới đều 100 lít dịch men, sau đó rải đều một phần bột bắp có trong dịch men lên trấu; tiếp tục rải mùn cưa dầy 30cm lên lớp trấu; phun nước sạch và đảo đến khi đạt độ ẩm 20%, rải đều 5kg bột bắp qua xử lý, tưới đều 100 lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa, làm phẳng, đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc nylon, là quá trình lên men sẽ được thực hiện. Thí nghiệm được bố trí 3 nghiệm thức: Với nghiệm thức 1, nuôi heo trên đệm lót sinh thái; nghiệm thức 2, nuôi heo trên nền xi măng (đối chứng); nghiệm thức 3, nuôi có hệ thống biogas xử lý chất thải. Theo dõi mùi hôi, tỷ lệ bệnh, mức độ tăng trọng, chi phí và lợi nhuận.

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.

Anh Phong cho biết: Thay vì nuôi trên nền xi măng hoặc nền gạch, phải tắm, dọn phân mỗi ngày thì mô hình nuôi heo trên nền chuồng bằng đất nên tiết kiệm được chi phí này. Anh Phong tính toán: “Với mô hình này, người nuôi có thể tiết kiệm 80% nước, 60% nhân lực, 10% chi phí thức ăn, thuốc thú y phòng trừ dịch bệnh. Đặc biệt, trong đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi nên sẽ rất hiệu quả trong phòng, chống các bệnh dịch hại, như: Lở mồm long móng, tai xanh, cúm... Chi phí lót và dung dịch men vi sinh thấp, với hơn 1 triệu đồng/chuồng 20m2, có thể nuôi 22-24 con heo nhỏ hoặc 16-18 con lớn”. Anh Phong phân tích: “Lớp đệm lót và men vi sinh tác dụng nhằm phân giải phân, nước tiểu do vật nuôi thải ra, hạn chế sinh khí hôi, thối; ức chế và tiêu diệt sự phát triển của vi sinh vật có hại; giữ ấm cho vật nuôi. Mô hình không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường vì các chất thải từ chăn nuôi không ra môi trường, không có mùi hôi, hạn chế ruồi muỗi. Đặc biệt, tạo ra sản phẩm thịt, trứng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có màu, mùi vị gần với chăn nuôi hữu cơ. Sau một thời gian sử dụng, các chất đệm lót được đưa ra và sử dụng bón cho các cây trồng như phân hữu cơ vi sinh rất tốt nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao”.

Chăn nuôi trên đệm lót sinh thái có hiệu quả về mặt kinh tế cao hơn vì tiết kiệm rất nhiều công lao động, nguyên liệu đầu vào cho chi phí sản xuất. Kỹ thuật chăn nuôi trên đệm lót sinh thái với việc làm chuồng chuẩn bị đệm lót và chăm sóc vật nuôi đơn giản, người nuôi hoàn toàn có thể áp dụng tốt. “Cần tiếp tục mở rộng phạm vi thí nghiệm như giống, lứa tuổi, trên các loài vật nuôi khác để thấy hiệu quả của việc sử dụng đệm lót sinh thái và phổ biến các lợi ích của việc nuôi heo trên đệm lót sinh thái trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường” - anh Phong đề nghị.


Có thể bạn quan tâm

Nắm Bắt Cơ Hội Để Phát Triển Nắm Bắt Cơ Hội Để Phát Triển

Năm nay Việt Nam chính thức tham gia một số hiệp định thương mại tự do nhằm cắt giảm, xóa bỏ hàng rào thuế quan, thành lập khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương (FTA), cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC)... tạo cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm; hàng hóa làm ra không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.

09/02/2015
Phật Thủ Bonsai Giá Chục Triệu Đồng Đắt Hàng Phật Thủ Bonsai Giá Chục Triệu Đồng Đắt Hàng

Hơn một tuần trước Tết Nguyên đán, gần 1.000 cây phật thủ cảnh trong khu vườn tại Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) của anh Bình đã được khách đặt gần hết. Chủ vườn chia sẻ, chơi cây cảnh phật thủ (bonsai) không còn là mới, nhưng hầu hết đều được ghép cành, quả tuy to những màu sắc và kiểu dáng không bắt mắt. Trong khi đó tại khu vườn này, phật thủ lần đầu được trồng và chăm sóc để tự cho ra quả.

09/02/2015
Quýt Đường Ở Suối Giêng Quýt Đường Ở Suối Giêng

Vùng đất thôn Suối Giêng, xã Tân Đức (Hàm Tân) có nhiều người dân vùng sông nước miền Tây lên lập nghiệp. Ở đó có những gia đình đã gây dựng cho mình cuộc sống mới ổn định, nhờ trồng cây ăn trái. Vườn quýt đường 600 cây đang thu hoạch của gia đình ông Tô Văn Viễn là một minh chứng cho cách làm hiệu quả.

09/02/2015
Phong Phú Thị Trường Hoa Kiểng Chơi Tết Phong Phú Thị Trường Hoa Kiểng Chơi Tết

Từ hoa bản địa đến hoa ngoại nhập với đủ loại từ bình dân đến cao cấp. Mai, quất là loại cây kiểng truyền thống được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất để trưng bày trong dịp tết cổ truyền của dân tộc. Tại cơ sở cây cảnh Thịnh Thảo (vòng xoay gần Lotte Mart) những cành hoa mai đang chớm nụ dự báo nở rộ đúng ngay dịp tết.

09/02/2015
Đồng Bằng Sông Cửu Long Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Thủy Sản Và Gạo Đồng Bằng Sông Cửu Long Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Thủy Sản Và Gạo

Theo số liệu từ Cục Thống kê Cần Thơ, tháng 1/2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản và gạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đạt 850 triệu USD, tương đương 8,3% kế hoạch năm, chiếm 75,2% tổng kim ngạch hàng hóa đã xuất của khu vực này trong tháng đầu năm.

09/02/2015