Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Chim Trĩ Đỏ Ở TP Hạ Long

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm mới có giá trị tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là ở thành phố du lịch như Hạ Long.
Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, Phòng Kinh tế TP Hạ Long đã tìm hiểu, nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi chim trĩ đỏ trên địa bàn phường Hà Lầm là phường có điều kiện tự nhiên thích hợp cho phát triển chăn nuôi.
Mô hình nuôi chim trĩ đỏ của gia đình ông Nguyễn Văn Sơn (phường Hà Lầm) TP Hạ Long có trang bị máy ấp trứng, nên tỷ lệ nở đạt trên 95%.
Mô hình được triển khai thực hiện tại 7 hộ gia đình với 80 con chim trĩ đỏ bố mẹ và 300 chim con. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là gần 325 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ hơn 185 triệu đồng. Chim trĩ đỏ có tên khoa học là Phasianidae. Đây là loài chim được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tất cả các loại gia cầm được nuôi.
Hai thị trường tiêu thụ song song khá hiệu quả cho loài vật nuôi này đó là cung cấp thương phẩm và con giống cho thị trường chim cảnh. Mô hình nuôi chim trĩ đỏ ở TP Hạ Long được áp dụng quy trình nuôi của Trung tâm Khuyến nông TP Hà Nội với ưu điểm có thể chủ động nuôi với mật độ cao, kiểm soát điều kiện môi trường trong ngưỡng giới hạn.
Thời gian nuôi chim trĩ từ lúc 7 ngày tuổi, cho đến khi trưởng thành là khoảng 6 tháng, với chi phí mua thức ăn gồm cám, lúa và các loại rau xanh khác khoảng 20.000 đồng/con/tháng. Khi trưởng thành, trọng lượng của chim mái đạt khoảng 1,2 kg/con; chim trống là 1,8 kg/con. Với giá bán trên thị trường hiện nay là 700.000 đồng/kg, tương ứng từ 840.000 đồng đến 1,1 triệu đồng/con, trừ các khoản chi phí thì lợi nhuận mang về của người nuôi chim trĩ bình quân thấp nhất cũng từ 600.000 đến 900.000 đồng/ con.
Còn nếu nuôi để lấy trứng cho ấp bán con giống thì mỗi chim mái đẻ trong 8 tháng, với khoảng 20 trứng/tháng, tương ứng khoảng 160 trứng/năm. Sau khi ấp khoảng 24 ngày thì nở. Giá bán chim con 7 ngày tuổi trên thị trường là 100.000 đồng/con.
Một ưu điểm nữa là phân chim trĩ không gây hôi, thối như các loại gia cầm khác. Bên cạnh đó, diện tích chuồng tuỳ theo điều kiện của từng hộ, chứ không nhất thiết phải to, rộng; với diện tích từ 2 đến 3m2 cũng đủ để làm chuồng nuôi chim…
Ngay sau khi giao giống cho các hộ gia đình, Phòng Kinh tế thành phố đã tổ chức mở các lớp tập huấn, đồng thời thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ. Đến nay, sau gần 1 năm triển khai mô hình, cho thấy chim bố mẹ và chim con đều khoẻ mạnh, thích nghi nhanh với điều kiện môi trường sống tại phường Hà Lầm, tỷ lệ sống cao. Với 7 hộ dân được triển khai, ước tính thu nhập trung bình mỗi hộ từ 60 đến trên 100 triệu đồng/năm, qua đó có thể thấy rõ được hiệu quả của mô hình nuôi chim trĩ đỏ.
Mô hình nuôi chim trĩ đỏ được Phòng Kinh tế thử nghiệm trên địa bàn phường Hà Lầm đã góp phần tạo đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao, mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập của người nông dân. Với những hiệu quả mà mô hình đem lại, hy vọng mô hình sẽ được triển khai rộng hơn trên địa bàn toàn thành phố, góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và phát triển kinh tế địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Điện Phong đã huy động hơn 54 tỷ đồng tập trung bê tông hóa 54km đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, kiên cố hóa 11km kênh mương thủy lợi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội khác.

Cuối tuần rồi, lên xã Tam Dân thuộc huyện Phú Ninh dự tiệc mừng nhà mới của đứa bạn thời sinh viên, Tư tôi thấy vợ chồng anh Sáu Ngọc Tú cùng mấy người làm công đang thu hoạch vườn chuối mốc. Gia đình anh Sáu có 1 sào đất vườn, hàng chục năm nay quanh đi quẩn lại họ cũng chỉ biết trồng sắn. Tuy nhiên, do năng suất củ sắn tươi đạt không cao, giá bán sản phẩm lại quá thấp nên vụ nào loại cây trồng này cũng cho mức lãi ròng rất ít, thậm chí có mùa thâm luôn cả vốn.

Trước thực trạng dịch bệnh hoành hành trên những vườn tiêu Tiên Phước và sự khan hiếm nguồn giống gốc sạch bệnh, thời gian qua, đã có nhiều đề tài, mô hình, dự án nghiên cứu nhằm phục hồi và phát triển loài cây bản địa này. Giai đoạn 2012 - 2013, Trạm Bảo vệ thực vật huyện cũng đã tiến hành một số mô hình liên quan tới phục hồi và phát triển giống tiêu bản địa.

Ngày 21.12.2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định Số 35/2012/QĐ-UBND quy định thực hiện “Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015” (gọi tắt là Cơ chế 35). Sau 2 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Cam Tuyền là một xã thuộc vùng núi của huyện Cam Lộ (Quảng Trị), đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, trong đó lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng, là hướng chủ đạo trong việc phát triển kinh tế của người dân trong xã. Toàn xã có diện tích đất tự nhiên là trên 10.387 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm trên 8.000 ha, còn lại là diện tích đất trồng cây hàng năm và cây công nghiệp lâu năm.