Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Chim Trĩ Đỏ Ở TP Hạ Long

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm mới có giá trị tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là ở thành phố du lịch như Hạ Long.
Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, Phòng Kinh tế TP Hạ Long đã tìm hiểu, nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi chim trĩ đỏ trên địa bàn phường Hà Lầm là phường có điều kiện tự nhiên thích hợp cho phát triển chăn nuôi.
Mô hình nuôi chim trĩ đỏ của gia đình ông Nguyễn Văn Sơn (phường Hà Lầm) TP Hạ Long có trang bị máy ấp trứng, nên tỷ lệ nở đạt trên 95%.
Mô hình được triển khai thực hiện tại 7 hộ gia đình với 80 con chim trĩ đỏ bố mẹ và 300 chim con. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là gần 325 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ hơn 185 triệu đồng. Chim trĩ đỏ có tên khoa học là Phasianidae. Đây là loài chim được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tất cả các loại gia cầm được nuôi.
Hai thị trường tiêu thụ song song khá hiệu quả cho loài vật nuôi này đó là cung cấp thương phẩm và con giống cho thị trường chim cảnh. Mô hình nuôi chim trĩ đỏ ở TP Hạ Long được áp dụng quy trình nuôi của Trung tâm Khuyến nông TP Hà Nội với ưu điểm có thể chủ động nuôi với mật độ cao, kiểm soát điều kiện môi trường trong ngưỡng giới hạn.
Thời gian nuôi chim trĩ từ lúc 7 ngày tuổi, cho đến khi trưởng thành là khoảng 6 tháng, với chi phí mua thức ăn gồm cám, lúa và các loại rau xanh khác khoảng 20.000 đồng/con/tháng. Khi trưởng thành, trọng lượng của chim mái đạt khoảng 1,2 kg/con; chim trống là 1,8 kg/con. Với giá bán trên thị trường hiện nay là 700.000 đồng/kg, tương ứng từ 840.000 đồng đến 1,1 triệu đồng/con, trừ các khoản chi phí thì lợi nhuận mang về của người nuôi chim trĩ bình quân thấp nhất cũng từ 600.000 đến 900.000 đồng/ con.
Còn nếu nuôi để lấy trứng cho ấp bán con giống thì mỗi chim mái đẻ trong 8 tháng, với khoảng 20 trứng/tháng, tương ứng khoảng 160 trứng/năm. Sau khi ấp khoảng 24 ngày thì nở. Giá bán chim con 7 ngày tuổi trên thị trường là 100.000 đồng/con.
Một ưu điểm nữa là phân chim trĩ không gây hôi, thối như các loại gia cầm khác. Bên cạnh đó, diện tích chuồng tuỳ theo điều kiện của từng hộ, chứ không nhất thiết phải to, rộng; với diện tích từ 2 đến 3m2 cũng đủ để làm chuồng nuôi chim…
Ngay sau khi giao giống cho các hộ gia đình, Phòng Kinh tế thành phố đã tổ chức mở các lớp tập huấn, đồng thời thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ. Đến nay, sau gần 1 năm triển khai mô hình, cho thấy chim bố mẹ và chim con đều khoẻ mạnh, thích nghi nhanh với điều kiện môi trường sống tại phường Hà Lầm, tỷ lệ sống cao. Với 7 hộ dân được triển khai, ước tính thu nhập trung bình mỗi hộ từ 60 đến trên 100 triệu đồng/năm, qua đó có thể thấy rõ được hiệu quả của mô hình nuôi chim trĩ đỏ.
Mô hình nuôi chim trĩ đỏ được Phòng Kinh tế thử nghiệm trên địa bàn phường Hà Lầm đã góp phần tạo đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao, mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập của người nông dân. Với những hiệu quả mà mô hình đem lại, hy vọng mô hình sẽ được triển khai rộng hơn trên địa bàn toàn thành phố, góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và phát triển kinh tế địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), hiện có hơn 60% diện tích trồng cà phê tại các nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã áp dụng mô hình xen canh với các loại cây mít, tiêu, ca cao, sầu riêng… Việc trồng xen canh trong vườn cà phê giúp người nông dân đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch, nâng cao giá trị sử dụng và thu hoạch trên một diện tích đất.

Theo Trạm Trồng trọt & Bảo vệ thực vật huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), tính đến nay trên địa bàn huyện có hơn 600ha rừng mỡ ở 14 xã, thị trấn bị sâu ong phá hoại.

Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước - trên 55.000ha. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện một số hộ tự phát nhân - nuôi đuông dừa với mục đích kinh doanh, vì ấu trùng đuông dừa là món ăn đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn. Đây là một việc làm rất nguy hiểm, cần được sớm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh làm lây lan gây hại cho vườn dừa.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), năm nay, toàn huyện có gần 400 ha cam Đường Canh và cam Vinh, tăng 20 ha so với năm trước; trong đó có hơn 200 ha cho thu hoạch, tập trung ở xã Thanh Hải, Tân Quang, Quý Sơn…

I. Ðiều kiện ao nuôi : - Các ao hồ ở trong làng xóm, do đào ao vật thổ tạo ra; nếu ao bị tù, cơm bùn đóng lại quá nhiều, phải tát cạn, dọn sạch cây que, nếu ao nhỏ phải được cải tạo, phá bờ ao nhỏ làm thành ao có diện tích 360 m2 - 1.500m2; vét (hút) bớt bùn lên vườn, chỉ để lại 1 lớp 20 - 30cm;