Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Chim Trĩ Đỏ Ở TP Hạ Long

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Chim Trĩ Đỏ Ở TP Hạ Long
Ngày đăng: 20/01/2014

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm mới có giá trị tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là ở thành phố du lịch như Hạ Long.

Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, Phòng Kinh tế TP Hạ Long đã tìm hiểu, nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi chim trĩ đỏ trên địa bàn phường Hà Lầm là phường có điều kiện tự nhiên thích hợp cho phát triển chăn nuôi.

Mô hình nuôi chim trĩ đỏ của gia đình ông Nguyễn Văn Sơn (phường Hà Lầm) TP Hạ Long có trang bị máy ấp trứng, nên tỷ lệ nở đạt trên 95%.

Mô hình được triển khai thực hiện tại 7 hộ gia đình với 80 con chim trĩ đỏ bố mẹ và 300 chim con. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là gần 325 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ hơn 185 triệu đồng. Chim trĩ đỏ có tên khoa học là Phasianidae. Đây là loài chim được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tất cả các loại gia cầm được nuôi.

Hai thị trường tiêu thụ song song khá hiệu quả cho loài vật nuôi này đó là cung cấp thương phẩm và con giống cho thị trường chim cảnh. Mô hình nuôi chim trĩ đỏ ở TP Hạ Long được áp dụng quy trình nuôi của Trung tâm Khuyến nông TP Hà Nội với ưu điểm có thể chủ động nuôi với mật độ cao, kiểm soát điều kiện môi trường trong ngưỡng giới hạn.

Thời gian nuôi chim trĩ từ lúc 7 ngày tuổi, cho đến khi trưởng thành là khoảng 6 tháng, với chi phí mua thức ăn gồm cám, lúa và các loại rau xanh khác khoảng 20.000 đồng/con/tháng. Khi trưởng thành, trọng lượng của chim mái đạt khoảng 1,2 kg/con; chim trống là 1,8 kg/con. Với giá bán trên thị trường hiện nay là 700.000 đồng/kg, tương ứng từ 840.000 đồng đến 1,1 triệu đồng/con, trừ các khoản chi phí thì lợi nhuận mang về của người nuôi chim trĩ bình quân thấp nhất cũng từ 600.000 đến 900.000 đồng/ con.

Còn nếu nuôi để lấy trứng cho ấp bán con giống thì mỗi chim mái đẻ trong 8 tháng, với khoảng 20 trứng/tháng, tương ứng khoảng 160 trứng/năm. Sau khi ấp khoảng 24 ngày thì nở. Giá bán chim con 7 ngày tuổi trên thị trường là 100.000 đồng/con.

Một ưu điểm nữa là phân chim trĩ không gây hôi, thối như các loại gia cầm khác. Bên cạnh đó, diện tích chuồng tuỳ theo điều kiện của từng hộ, chứ không nhất thiết phải to, rộng; với diện tích từ 2 đến 3m2 cũng đủ để làm chuồng nuôi chim…

Ngay sau khi giao giống cho các hộ gia đình, Phòng Kinh tế thành phố đã tổ chức mở các lớp tập huấn, đồng thời thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ. Đến nay, sau gần 1 năm triển khai mô hình, cho thấy chim bố mẹ và chim con đều khoẻ mạnh, thích nghi nhanh với điều kiện môi trường sống tại phường Hà Lầm, tỷ lệ sống cao. Với 7 hộ dân được triển khai, ước tính thu nhập trung bình mỗi hộ từ 60 đến trên 100 triệu đồng/năm, qua đó có thể thấy rõ được hiệu quả của mô hình nuôi chim trĩ đỏ.

Mô hình nuôi chim trĩ đỏ được Phòng Kinh tế thử nghiệm trên địa bàn phường Hà Lầm đã góp phần tạo đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao, mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập của người nông dân. Với những hiệu quả mà mô hình đem lại, hy vọng mô hình sẽ được triển khai rộng hơn trên địa bàn toàn thành phố, góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và phát triển kinh tế địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Mường Khương (Lào Cai) Tăng Cường Các Biện Pháp Phòng, Chống Bệnh Lở Mồm, Long Móng Mường Khương (Lào Cai) Tăng Cường Các Biện Pháp Phòng, Chống Bệnh Lở Mồm, Long Móng

Hiện, ngành chức năng và chính quyền huyện Mường Khương tăng cường các biện pháp phòng trừ, như khoanh vùng, cách ly và điều trị gia súc mắc bệnh, phun hóa chất tiêu độc, khử trùng.

20/12/2014
Ông Trần Chí Quang Thu Nhập 100 Triệu Đồng/năm Nhờ Cây Măng Tây Ông Trần Chí Quang Thu Nhập 100 Triệu Đồng/năm Nhờ Cây Măng Tây

Không chỉ nổi tiếng trong vùng bởi trồng măng tây hiệu quả, ông Quang còn được nhiều người khâm phục bởi tính cần cù, ham học hỏi, tìm tòi những sáng kiến mới phục vụ lao động sản xuất. Nhờ vậy, trong vụ ngập úng mới đây, từ việc chủ động đắp ô đê bao, đặt máy bơm tát nước nên khu rẫy của ông không bị ảnh hưởng gì.

20/12/2014
Trên 10.000 Ha Lúa Đông Xuân Xuống Giống Sớm, Có Nguy Cơ Bị Sâu Bệnh Tấn Công Trên 10.000 Ha Lúa Đông Xuân Xuống Giống Sớm, Có Nguy Cơ Bị Sâu Bệnh Tấn Công

Trong vụ đông xuân 2014 - 2015, các huyện vùng ngập lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Tân Phước xuống giống trên 47.000 ha. Hiện nay, tranh thủ nước trong nội đồng đang rút nhanh, bà con đã tổ chức bơm sạ dề, sạ vùng đồng loạt xuống giống được 26.000 ha, diện tích còn lại dự kiến xuống giống dứt điểm trong tháng 12/2014.

20/12/2014
Diện Tích Cây Dược Liệu Của Sa Pa Đạt 75 Ha Diện Tích Cây Dược Liệu Của Sa Pa Đạt 75 Ha

Trong đó, cây actiso chiếm phần lớn diện tích (70 ha), còn lại là các loại cây như chè dây, đương quy, bạch truật, xuyên khung, gấu tầu, mộc hương, đỗ trọng… Hiện nay, các loại cây dược liệu nói trên sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập cao cho người trồng từ 120 - 240 triệu đồng/ha. Huyện Sa Pa phấn đấu đến năm 2015, giá trị kinh tế từ cây dược liệu trên địa bàn huyện đạt trên 5 tỷ đồng

20/12/2014
Lúa Dài Ngày Vẫn Xuống Đồng Lúa Dài Ngày Vẫn Xuống Đồng

Cùng với chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, UBND, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ðông Hưng cũng đã tích cực chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phân công cán bộ về cơ sở bám sát tình hình sản xuất. Ðồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức phổ biến lịch thời vụ cũng như cơ cấu giống lúa trong sản xuất vụ xuân năm 2015 đến các hộ nông dân.

20/12/2014