Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Lóc Ở Sầm Sơn Thanh Hóa

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Lóc Ở Sầm Sơn Thanh Hóa
Ngày đăng: 16/05/2012

Với 200 m2 bể xi măng nuôi cá lóc, từ nhiều năm nay anh Ngô Hữu Hòa – thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã thu hoạch từ 15 - 16 tấn cá thương phẩm mỗi năm, thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Năm 2008, sau một thời gian đi làm ăn xa, thấy ở một số địa phương người dân nuôi cá lóc trong bể xi măng đạt hiệu quả cao, anh Hòa quyết định xây bể 200 m2 để nuôi cá lóc. Anh Hòa cho biết, anh mua cá lóc giống từ các tỉnh phía Nam về nuôi. Thức ăn cho cá lóc là cá tạp sẵn có với giá bán trung bình khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg; khi cá lóc còn nhỏ thì xay nhuyễn cá tạp để cho cá ăn. Mỗi vụ nuôi 4 tháng anh Hòa thu được 7 - 8 tấn cá thương phẩm, với giá bán trung bình 60.000 đồng/kg, anh đã thu lãi khá.

Nhằm giảm chi phí con giống và tạo điệu kiện cho các hộ dân không phải đi mua giống ở các tỉnh ngoài, tháng 4/2011, Hội Làm vườn và trang trại tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện dự án “Sản xuất thử nghiệm giống cá lóc bằng cho đẻ nhân tạo ở Thanh Hóa”. Dự án thành công và sản xuất được 2,5 vạn cá giống. Gia đình anh Hòa cũng là một trong nhiều hộ dân được Hội Làm vườn và trang trại cung ứng giống cá sản xuất trong tỉnh. Nếu cá giống mua ở các tỉnh phía Nam có giá 1.200 đồng/con thì giá sản xuất tại chỗ anh chỉ mua 600 – 900 đồng/con.

Trước đây anh Hòa chỉ nuôi một năm 2 vụ, từ cuối năm 2011 anh Hòa đã bắt đầu nuôi thử nghiệm thêm một vụ qua đông. Ở vụ nuôi này, cá cũng phát triển và chống chịu tốt, tỷ lệ hao hụt ít. Anh cho biết, vụ nuôi qua đông mới đây anh đã thu hoạch hơn 8 tấn cá.

Hiện nay, nhiều hộ dân trong tỉnh cũng đã áp dụng nuôi cá lóc trong bể xi măng khá hiệu quả. Mô hình này đã đáp ứng được nhu cầu nuôi thủy sản của bà con ở những nơi diện tích hẹp không có điều kiện xây dựng ao nuôi./.

Có thể bạn quan tâm

Trồng Dưa Chuột Lãi Lớn Ở Vĩnh Phúc Trồng Dưa Chuột Lãi Lớn Ở Vĩnh Phúc

Mấy vụ gần đây, nông dân ở huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) chủ động chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng dưa chuột, mang lại thu nhập hơn hẳn các loại rau màu khác.

22/10/2012
Trồng Xoài Thu Nhập Gần 200 Triệu Đồng/năm Ở An Giang Trồng Xoài Thu Nhập Gần 200 Triệu Đồng/năm Ở An Giang

Nông dân Võ Văn Quýt, 60 tuổi, nhà ở dưới chân sườn núi Cấm, ấp Ba Xoài, xã An Cư (Tịnh Biên, An Giang) trồng trên 3.500 gốc xoài các loại. Mỗi năm, xoài cho ra trái 1 vụ chính, bắt đầu từ tháng 3 âm lịch và kéo dài 4 tháng. Nhờ tận dụng tối đa các ưu đãi của thiên nhiên và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ông Quýt xử lý xoài cho ra hoa, kết trái nghịch vụ vào khoảng tháng 10 âm lịch, bán được giá, thu được lợi nhuận cao.

23/10/2012
Khảo Nghiệm Thành Công Dự Án Nuôi Lợn Rừng Sinh Sản Ở Lào Cai Khảo Nghiệm Thành Công Dự Án Nuôi Lợn Rừng Sinh Sản Ở Lào Cai

Để góp phần thúc đẩy nghề nuôi lợn rừng phát triển bền vững, tạo việc làm cho người dân trên địa bàn, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, thời gian qua, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt dự án khảo nghiệm nuôi lợn rừng sinh sản tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát thuộc Chương trình khuyến khích ứng dụng khoa học và công nghệ. Dự án khảo nghiệm với 2 mục tiêu chính: Đánh giá sự thích nghi của lợn rừng đã được thuần hóa nguồn gốc Thái Lan tại huyện Bát Xát; cho phối giống tạo ra giống thuần chủng có chất lượng cao.

24/10/2012
Để Có Cá Tra Giống Chất Lượng Cao Để Có Cá Tra Giống Chất Lượng Cao

Đề cập tới nghề nuôi cá tra (CT), thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tục xuất hiện các cụm từ: “Treo ao”; người nuôi thua lỗ, thiếu vốn; xây dựng nhà máy chế biến CT theo kiểu phong trào... Đó là “một góc” hiện trạng nghề nuôi CT ở vùng ĐBSCL cần có các giải pháp giải quyết.

26/10/2012
VietGAP Cho Tôm Nước Lợ Ở Quảng Nam VietGAP Cho Tôm Nước Lợ Ở Quảng Nam

VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) được kỳ vọng là hướng phát triển bền vững của ngành nuôi tôm nước lợ. Riêng tại Quảng Nam, dù có được kết quả bước đầu nhưng việc nhân rộng mô hình này gặp rất nhiều khó khăn...

28/10/2012