Hiệu quả mô hình cừu Tam nông

Mô hình phát huy hiệu quả, các thành viên nhóm phấn khởi gọi là mô hình cừu “Tam nông”.
Đến thăm gia đình Trần Quốc Nam, chúng tôi gặp anh đang xắt cây chuối cung cấp thức ăn tươi cho đàn cừu giữa mùa khô hạn. Anh là nhóm trưởng cùng sở thích nuôi cừu sinh sản ở thôn Nhị Hà 3, có 8 thành viên gồm các hộ nghèo và cận nghèo.
Nhóm được Ban điều phối Dự án Hỗ trợ Tam nông tỉnh hỗ trợ 99,3 triệu đồng và các thành viên đóng góp 24 triệu đồng mua con giống, làm chuồng trại, dịch vụ thú y. Dự án giúp các nông hộ liên kết sinh hoạt nhóm, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nguồn vốn hỗ trợ được giải ngân vào tháng 10-2014, nhóm cùng sở thích đã chọn trang trại cừu của ông Phạm Minh Quang ở thôn Nhị Hà 3 cung cấp con giống.
Nhóm tuyển chọn cừu đẹp “cấn chửa” mua với giá 3 triệu đồng/con, mỗi hộ mua 3 con giống. Chủ trang trại gắn kết trách nhiệm với nhóm trong việc cho mượn cừu đực phối giống, hỗ trợ thú y, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi. Ban Phát triển xã cũng vừa mở lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chế biến thức ăn cung cấp cho đàn gia súc trong mùa khô hạn.
Nhờ con nái gốc gác “bản địa” thích nghi với điều kiện khí hậu địa phương nên đàn cừu giống sinh trưởng tốt. Tuy chăn nuôi trong điều kiện thời tiết khô hạn nhưng các nông hộ đã cắt cỏ, cây chuối, cám gạo cung cấp nguồn thức ăn cho đàn cừu. Sau gần 5 tháng chăn nuôi, 24 con cừu giống của nhóm đã sinh sản 1 - 2 con cừu con. Các thành viên nhóm chọn cừu cái con để lại làm giống sinh sản và bán cừu đực dưới 15 kg cho thương lái với giá 90 ngàn đồng/kg. Mô hình chăn nuôi cừu sinh sản giúp cho các hộ nghèo trong nhóm bước đầu có thu nhập, nâng cao đời sống gia đình.
Thăm chuồng cừu của gia đình anh Nam, từ 3 con cừu cái giống, đến nay đã sinh sản 4 con cừu con, thể trọng 5 - 10 kg. Được Dự án Tam nông hỗ trợ vốn mua cừu giống, bà con mừng lắm. Chúng tôi gắn kết sinh hoạt nhóm, giúp nhau phát triển, chăn nuôi vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới” - nhóm trưởng Trần Quốc Nam bộc bạch niềm vui.
Từ ngày 9 đến 11-4, Ban Điều phối Dự án Hỗ trợ Tam nông tỉnh (PCU) tổ chức tập huấn cho cán bộ dự án các cấp về kỹ năng trình bày, thuyết trình, thảo luận nhóm và xây dựng báo cáo theo kết quả đầu ra để phục vụ cho việc quản lý và thực hiện hiệu quả dự án tại tỉnh ta. Tham dự có cán bộ chuyên trách của các Ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp (DASU) huyện và 27 xã vùng dự án.
Các học viên được giới thiệu về tình hình kinh tế-xã hội, điều kiện tự nhiên của tỉnh ta và các thay đổi có liên quan đến việc thực hiện dự án (như hạn hán, thiên tai…); về mục đích, thiết kế, ngân sách Dự án Hỗ trợ Tam nông và khái quát về các thay đổi, điều chỉnh chính về bộ máy, con người, ngân sách chính trong dự án. Các học viên còn được hướng dẫn viết báo cáo cho tiểu hợp phần theo bố cục gồm 3 phần: Đánh giá kết quả đã đạt được, tồn tại và giải pháp.
Có thể bạn quan tâm

Cách nay vài tháng, giá heo giống trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) ở mức khoảng 800.000-900.000 đồng/con, nhưng hiện giá mỗi con heo giống đã tăng lên ở mức 1,3-1,4 triệu đồng/con. Đáng chú ý, trước đây heo giống khoảng trên dưới 15 kg/con mới xuất bán thì nay nhiều người đã xuất bán heo giống khi mới đạt trọng lượng trên dưới 10 kg/con do có nhiều người tìm mua.

Ông tâm sự: Tình yêu quê hương đất Mường đã níu chân ông từ thuở ấu thơ cho đến nay tóc đã pha sương, điểm bạc. Tận bây giờ, ông vẫn chưa quên những ngày đói nghèo của 20 năm trước. Cả bản mấy mươi nóc nhà đều lả đi vì đói. Củ vớn chát là vậy mà các hộ vẫn phải dùng làm nguồn lương thực chính.

Vũng Liêm là địa phương có đàn bò hơn 23.000 con, với gần 10.000 hộ nuôi, chiếm gần 50% tổng đàn bò của tỉnh. Diện tích trồng cỏ của huyện hiện có khoảng 1.300ha, trong này gần 200ha đất ruộng và hơn 1.000ha đất vườn, tập trung ở các xã Trung Chánh, Quới An, Trung Ngãi...

Nằm ở độ cao từ 1.000m-1.500m, vùng đất các huyện, thành phía Bắc Lâm Đồng rất “thuận” về khí hậu, thổ nhưỡng để sản xuất các giống cà phê chè đặc sản có hương vị thơm ngon khác biệt, giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, lợi thế này đến nay vẫn chưa được phát huy tương xứng.

Trong điều kiện khó khăn chung hiện nay của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước, việc tìm mô hình trong chăn nuôi, trồng trọt để nâng cao cuộc sống luôn là bài toán đặt ra với các hộ nông dân. Tìm lời giải cho bài toán đó, gia đình ông Nguyễn Hữu Đức ở tổ 19, ấp 11, xã Minh Hưng (Chơn Thành) đã thực hiện mô hình nuôi trâu.