Hiệu quả mô hình cơ giới hóa nông nghiệp máy xới đất

Để có được những thành quả đó, là nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp các ban ngành, trong đó không thể không nhắc đến ngành Khuyến Nông.
Khuyến nông là một trong những ngành luôn sâu sát với bà con nông dân trên từng cánh đồng, từng trang trại.
Cụ thể như Trạm Khuyến nông huyện Bình Chánh trực thuộc Trung Tâm Khuyến nông thành phố đã giúp nông dân ở địa phương có nhiều hiểu biết về khoa học kỹ thuật, cung cấp cây, con giống và thực hiện nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả cao ở nhiều địa phương như: mô hình trồng rau an toàn theo quy trình VietGAP, mô hình trồng hoa lan, mô hình sử dụng phân hữu cơ trên cây rau…
Trong đó, mô hình sử dụng các thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần vào việc nâng cao sản lượng cũng như kinh tế của từng nông dân.
Một trong những thiết bị cơ giới hóa được bà con nông dân xã Tân Quý Tây sử dụng và công nhận sự hữu ích chính là máy xới đất.
Với sự thông minh, tiện lợi của máy xới đất đã giúp bà con nông dân tiết kiệm được thời gian, công sức và cả chi phí khi sử dụng.
Cụ thể, sau khi so sánh tiền công lao động bằng chân tay và làm đất bằng máy cho thấy, nếu thuê người cuốc đất trên 1.000m2 để trồng rau phải tốn khoảng 01 triệu đồng, cũng trên diện tích đó mà sử dụng máy xới đất chỉ tốn khoảng 350.000đ (phí tiền xăng và tiền công).
Vậy lợi ích được 65% tiền công làm đất, tiết kiệm được thời gian, không những vậy chất lượng đất được xới nhuyễn hơn…
Thực tế cho thấy nhờ có máy xới đất mà một năm nông dân có thể sản xuất từ 6 – 7 vụ rau/năm, sản phẩm làm ra đạt năng suất, chất lượng cao, nên được các HTX thu mua với giá ổn định, giúp cuộc sống nông dân ở địa phương ngày càng nâng cao.
Từ lợi ích đó có nhiều hộ đã nhân rộng diện tích đất trồng của mình lên nhiều hơn và đều sử dụng các thiết bị cơ giới hóa trong nông nghiệp, như ở ấp 1, xã Phường Bình Hưng Hòa B, có hộ ông Trung Sĩ Nghĩ, Nguyễn Văn Chân… ở ấp 4 có hộ ông Lê Ngọc Lợi, Lại Văn Hùng…
Chính sự quan tâm sâu sát của Trung tâm khuyến nông thành phố đã giúp nhiều hộ nông dân ở xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, có cuộc sống no đủ hơn, góp phần vào việc xây dựng nền kinh tế sản xuất nông nghiệp từng bước được nâng lên và trường tồn.
Là một nông dân chính gốc, tôi mong rằng những chương trình thiết thực từ Khuyến nông như trên sẽ được nhân rộng ở nhiều địa phương trên cả nước để bà con được hưởng lợi và phát triển kinh tế cho từng hộ gia đình nói riêng và cả nền nông nghiệp nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Hội thảo giới thiệu các phương pháp kinh doanh theo hướng tối đa hóa lợi nhuận nhằm cung cấp các sản phẩm cũng như dịch vụ cơ bản như thực phẩm, nước sinh hoạt, năng lượng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin, giao thông- vận tải cho nhóm dân cư thu nhập thấp; đồng thời xác định thách thức cũng như những cơ hội phục vụ cho thị trường thu nhập thấp tại Việt Nam.

Được thành lập năm 1990 trên cơ sở sáp nhập một số đơn vị thuộc Tổng Cty Rau quả Việt Nam, đến nay, Viện Nghiên cứu Rau quả đang từng bước khẳng định vị thế của một đơn vị hàng đầu miền Bắc về lĩnh vực rau, hoa và cây ăn quả. Hàng trăm giống rau và cây ăn quả chủ lực tại miền Bắc như vải, nhãn, chuối, các giống cây có múi, cà chua, dưa chuột, ớt… và hàng chục giống hoa có tính thương mại cao đã được Viện nghiên cứu chọn tạo thành công, đưa ra SX rộng rãi tại các tỉnh miền Bắc.

Tuy nhiên, đi liền đó là mối lo về những hệ luỵ khi nông dân mở rộng diện tích sắn một cách ồ ạt trong thời gan tới. Nếu như niên vụ trước, giá sắn khô trên thị trường chỉ đạt 3.300-3.400đ/kg, thì niên vụ này giá sắn đã tăng lên 3.800 - 3.900đ/kg. Với giá này, trừ chi phí về cây giống, thuê người trồng và thu hoạch thì người dân cũng lãi khoảng 15 -17 triệu đồng/ha.

Gắn bó với việc nuôi động vật hoang dã nhiều năm nay, ông Thái Vinh Thai, chủ trang trại nuôi trăn, cá sấu ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn (An Giang), cho biết: “Trước đây trại tôi nuôi trên 1.000 con gồm cả trăn đất và trăn gấm mà rất hiếm khi có được trăn đột biến.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Tuấn Anh đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực đi đúng hướng của VRG trong việc thành lập Cty VRG JAPAN và cho rằng việc ra đời của Cty không chỉ đa dạng hóa thị trường mà còn nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm XK cao su, góp phần vào việc tiêu thụ mủ cao su bền vững trong thời gian tới.