Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình 3 Giảm 3 Tăng

Hiệu Quả Mô Hình 3 Giảm 3 Tăng
Ngày đăng: 23/07/2013

Hiện nay, nhiều nông dân ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” không những tiết kiệm được chi phí sản xuất mà còn tăng lợi nhuận giá thành sản phẩm, nhất là hiện nay, khi giá lúa nằm ở mức thấp, việc áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” sẽ mang lại hiệu quả thiết thực đối với nông dân.

Ông Bùi Văn Đức ở ấp 3, xã Tân Mỹ vừa tham gia mô hình “3 giảm 3 tăng” (gồm: giảm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế, tăng chất lượng sản phẩm) vụ hè thu vừa qua do Trạm khuyến nông Thanh Bình tổ chức tại Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Phát Đạt. Ông Đức cho biết, nhờ được tập huấn đầu vụ về chương trình “3 giảm, 3 tăng”, ông đã ứng dụng thành công đem lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất.

Ông Đức cho biết thêm: “Trước kia giống phải gieo sạ từ 15 - 17 kg/công. Còn tham gia mô hình, giống chỉ 10 kg/công. Trà lúa trước kia quá dầy, nặng phân. Còn bây giờ lúa rất tốt cho năng suất cao. Phân trước kia 40 kg/công bây giờ khoảng 30 kg/công”.

Theo tính toán của ông Đức, lúa giống xác nhận mỗi ký 10.000 đồng, giảm được 7kg thì dôi dư ra khoảng 70.000 đồng, với 1ha lúa tiết kiệm được 700.000 đồng. Đối với thuốc bảo vệ thực vật, trước đây khoảng 10 ngày thì ông Đức đến đại lý mua về phun xịt. Còn từ khi ứng dụng mô hình “ 3 giảm 3 tăng”, ông Đức thăm ruộng thường xuyên hễ thấy cây lúa có dấu hiệu nhiễm bệnh mới mang thuốc phun, xịt, đặc biệt lúa giai đoạn dưới 40 ngày tuổi không phun xịt. Cách bón phân cũng tiến bộ hơn, giảm được lượng phân để cân bằng cho cây lúa khỏe.

Hộ anh Phạm Văn Trang - xã viên HTXNN Tân Bình, xã Tân Bình canh tác 1ha lúa. Do ứng dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” mà vụ hè thu này anh lợi nhuận gần 500.000 đồng/công. Anh Trang bộc bạch: “Năm nay, nhờ chương trình “3 giảm 3 tăng” lợi nhuận so với những năm trước khả quan hơn. Năm ngoái tôi làm giống OM 6976 chi phí 2,2 triệu đồng còn năm nay khoảng 1,7 triệu đồng/công, hạ giá thành xuống. Năng suất vượt trội hơn ruộng ngoài mô hình từ 1 - 2 giạ/công do sạ hàng, lợi nhuận cao, HTX rất phấn khởi”.

Không chỉ riêng ông Đức, anh Trang mà nhiều nông dân khác ở huyện Thanh Bình cũng ứng dụng hiệu quả chương trình “3 giảm 3 tăng” do ngành nông nghiệp khuyến cáo.

Sau 5 năm ứng dụng chương trình “3 giảm 3 tăng”, toàn huyện Thanh Bình đã có trên 5.000 hộ nông dân tham gia trên tổng diện tích 2.500 ha. Để phát huy hiệu quả này, ông Phan Đức Tài - Trưởng trạm khuyến nông huyện Thanh Bình cho biết: “Sắp tới, huyện sẽ phối hợp với các địa phương tiếp tục nhân rộng mô hình “3 giảm 3 tăng” và kỹ thuật trồng lúa theo hướng tăng năng suất (gọi tắt là SRI), nhất là những xã điểm xây dựng nông thôn mới. Đồng thời xây dựng cánh đồng liên kết tìm đầu ra sản phẩm để nông dân yên tâm trong sản xuất”.


Có thể bạn quan tâm

Giá ếch giảm mạnh Giá ếch giảm mạnh

Nhiều hộ nuôi ếch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hòa vốn hoặc thua lỗ khi giá ếch liên tục sụt giảm. Hiện ếch thịt được thu mua với giá 25.000 - 28.000 đồng/kg (loại 3 - 5 con/kg), so với vài tuần trước giảm từ 4.000 - 5.000 đồng/kg.

25/11/2015
Kiểm soát từng lô thủy sản từ Đài Loan Kiểm soát từng lô thủy sản từ Đài Loan

gày 24.11, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), Bộ NNPTNT cho biết, từ ngày 10 đến 16.10, đoàn công tác của Bộ NNPTNT đã thực hiện chuyến thanh tra hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản của Đài Loan (Trung Quốc) xuất khẩu vào Việt Nam.

25/11/2015
Chuẩn bị sản xuất 150ha vải thiều GlobalGAP Chuẩn bị sản xuất 150ha vải thiều GlobalGAP

Tin từ Sở NNPTNT Bắc Giang, năm 2016, toàn tỉnh có kế hoạch sản xuất 150ha vải thiều theo quy trình GlobalGAP, tăng 50ha so với năm 2015.

25/11/2015
Bí quyết thu nhập trăm triệu mỗi năm ở vùng đất đồi gò Bí quyết thu nhập trăm triệu mỗi năm ở vùng đất đồi gò

Nhờ chăm chỉ, chịu khó và ham học hỏi, áp dụng những kiến thức, mô hình sản xuất hiệu quả, anh Lê Văn Lộc đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ vùng đất đồi gò tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội).

25/11/2015
Tái cơ cấu nông nghiệp đi nhiều chân, tránh làm cơ học Tái cơ cấu nông nghiệp đi nhiều chân, tránh làm cơ học

Đại biểu Quốc hội Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) là người có nhiều thời gian nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp của nhiều nước tiên tiên, trong đó có Nhật Bản.

25/11/2015