Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả máy chế biến thức ăn chăn nuôiHiệu quả máy chế biến thức ăn chăn nuôi

Hiệu quả máy chế biến thức ăn chăn nuôiHiệu quả máy chế biến thức ăn chăn nuôi
Ngày đăng: 20/11/2015

Từ thành công bước đầu, năm 2015 mô hình được mở rộng thêm 7 xã, với quy mô 60 máy, gồm các xã Minh Thanh, Hợp Hòa (huyện Sơn Dương), Phú Thịnh, Lăng Quán (huyện Yên Sơn), Thanh Tương (huyện Na Hang), Thượng Lâm (huyện Lâm Bình) và Hà Lang (huyện Chiêm Hóa), mỗi xã trung bình từ 8 - 10 máy.

Các hộ tham gia được hỗ trợ 80% tiền mua máy, men vi sinh và được tập huấn hướng dẫn quy trình vận hành, phương pháp ủ thức ăn đảm bảo kỹ thuật.

Gia đình anh Nguyễn Văn Tú ở xóm 9, xã Lang Quán được hỗ trợ máy chế biến thức ăn đa năng và được hướng dẫn quy trình ủ thức ăn nên việc chăn nuôi được cải thiện rõ rệt.

Từ đầu năm đến nay anh đã cung cấp cho thị trường 19 tấn lợn thương phẩm, thu trên 700 triệu đồng, giảm 23% chi phí thức ăn cho tổng đàn so với trước kia.

Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật, máy chế biến thức ăn đa năng có ưu điểm gọn nhẹ, thao tác sử dụng đơn giản, công suất chế biến thức ăn đạt 100 - 150 kg/giờ/máy, giảm thời gian, nhân công lao động và chi phí thức ăn từ 1.500 - 2.000 đồng/kg, nhất là tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương và phế phụ phẩm nông nghiệp để phát triển chăn nuôi.

Sau 3 tháng, một số hộ đã xuất bán lứa lợn đầu tiên, với 115 con lợn thịt tương đương sản lượng thịt hơi là 11,47 tấn, thu nhập tăng thêm 330.000 đồng/con lợn thịt so với chăn nuôi bằng cám hỗn hợp công nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Khu Nuôi Tôm DN Bỏ Hoang Gần 10 Năm Cho Dân Chuyển Khu Nuôi Tôm DN Bỏ Hoang Gần 10 Năm Cho Dân

Với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Quảng Bình đang đi những bước cuối cùng chuyển toàn bộ khu nuôi tôm công nghiệp 120ha của Công ty Sông Gianh cho người dân xã Phú Trạch sản xuất trong tháng 9, chấm dứt việc bỏ hoang gần 10 năm nay.

14/09/2013
Mô Hình Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản Hiệu Quả

Với quy mô kinh tế gia đình, nông dân nhiều địa phương ở An Giang đã tổ chức nuôi trồng và chế biến thủy sản theo hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư đồng vốn trong điều kiện có được, tận dụng ngày công lao động… tạo ra nguồn thu nhập đáng kể, vừa giúp ích việc làm cho số đông hộ nghèo ở xóm, ấp, vừa có khả năng nhân rộng trên địa bàn dân cư và phát triển mạnh ở nông thôn.

14/09/2013
Thủy Sản ĐBSCL Tái Cơ Cấu Để Phát Triển Bền Vững Thủy Sản ĐBSCL Tái Cơ Cấu Để Phát Triển Bền Vững

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phát triển ngành thủy sản theo hướng hội nhập bền vững với chỉ tiêu đến năm 2020 diện tích nuôi trồng đạt 1 triệu ha mặt nước, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2,5 triệu tấn, trong đó có 450.000 tấn tôm.

16/09/2013
Tiết Kiệm Năng Lượng Ở Các Vùng Nuôi Tôm Tiết Kiệm Năng Lượng Ở Các Vùng Nuôi Tôm

Nuôi tôm trên cát là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với các doanh nghiệp (DN) và hộ nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì mô hình này cũng tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn do các DN, hộ nuôi sử dụng các thiết bị lạc hậu, không có tính năng tiết kiệm năng lượng (TKNL).

16/09/2013
Được Giá, Người Nuôi Yên Tâm Sản Xuất Được Giá, Người Nuôi Yên Tâm Sản Xuất

Từ đầu tháng 7.2013 đến nay, người nuôi tôm hùm thương phẩm ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) phấn khởi vì giá sản phẩm liên tục tăng. Do dịch bệnh tôm, giá con giống và thức ăn tăng nên mức lãi không được như mong muốn, nhưng người nuôi tôm vẫn an tâm sản xuất.

16/09/2013