Hiệu Quả Lúa Lai Arize B-TE1 Vùng Tôm Lúa

* Arize B-TE1, giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu
ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, với diện tích canh tác hàng năm hơn 4 triệu ha, chiếm khoảng 50% sản lượng lúa cả nước. Tuy nhiên, đây là một trong 5 vùng bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu nên nông nghiệp ĐBSCL đang đứng trước những thách thức lớn.
Đất lúa bị nhiễm mặn, nhiễm phèn ngày càng phổ biến, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Việc canh tác lúa của người nông dân đang ngày càng khó khăn. Đối với người nuôi tôm cũng gặp tình trạng khó khăn tương tự. Môi trường nuôi thường xuyên biến động do nhiệt độ chênh lệch cao giữa các mùa trong năm, giữa ngày và đêm, nguồn nước bị ô nhiễm đã làm cho dịch bệnh phát sinh, tôm chết hàng loạt, nhiều vụ người nông dân thất trắng.
Trước thực trạng đó, từ tháng 8/2012, Tập đoàn Bayer đã phối hợp với các viện, trường thực hiện các khảo nghiệm về sự thích ứng và những tác động tích cực của việc canh tác lúa tại các tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL thông qua dự án Khảo nghiệm giống lúa lai Arize B-TE1 trên vùng đất nhiễm phèn mặn tôm lúa.
Kết quả bước đầu của dự án cho thấy, giống lúa lai Arize B-TE1 thích nghi tốt trên vùng đất phèn mặn, chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất vượt trội, cải thiện môi trường nước của ruộng tôm.
Lúa lai Arize B-TE có bộ rễ khỏe giúp cải thiện môi trường đất, hấp thu tối đa các hóa chất và dưỡng chất dư thừa trên ruộng tôm giúp cân bằng môi trường nước cho vụ tôm sau. Sau khi thu hoạch vụ lúa, nguồn rơm rạ phân hủy tạo ra rong tảo làm chuỗi thức ăn đầu vào cho các phiêu sinh vật và làm thức ăn cho tôm.
Arize B-TE1 là giống lúa lai 3 dòng do Công ty Bayer tại Ấn Độ lai tạo, SX và được thương mại hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, giống lúa này được Bộ NN-PTNT công nhận giống tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào năm 2006 và là giống lúa lai đầu tiên được công nhận tại khu vực ĐBSCL.
Kết quả SX thực tế những năm qua tại ĐBSCL, Arize B-TE1 là giống thích ứng rộng, phù hợp cơ cấu giống cho vùng sản xuất 2 vụ lúa/năm. Đặc biệt trên khu vực tôm lúa, giống lúa lai này cho năng suất cao và ổn định nhất trong các năm qua, năng suất vượt trội của giống lúa lai này so với các giống phổ biến tại địa phương lên đến trên 2 tấn/ha.
Mô hình SX tôm lúa Arize B-TE1 của Tập đoàn Bayer được xem là một giải pháp hiệu quả cho người trồng lúa ở các tỉnh vùng ven biển Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng nhằm tổ chức SX đạt hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, góp phần để Việt Nam tiếp tục giữ vững là một trong những cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Với trăn trở giảm sức lao động cho bà con ngư dân, cải thiện lối câu truyền thống, ba bạn trẻ Lê Văn Hoàng (1986), Phan Thành Nhân (1986) và Nguyễn Văn Xuân (1984) đã sáng tạo ra “Máy kéo câu” (hay còn gọi là “Máy tời thu câu”) phục vụ ngư dân Đà Nẵng.

Cá diêu hồng còn gọi là rô phi đỏ, là loài khá dễ nuôi và cho năng suất cao khi được nuôi trong lồng bè. Mặc dù trong mùa đông, thời tiết lạnh tại miền Bắc có thể làm cá chậm tăng trưởng, nhưng với thời gian nuôi ngắn- khoảng 5 tháng, thì đây vẫn là hướng phát triển thủy sản tiềm năng.

Hơn 3 năm gắn bó với nghề ương, vèo cua giống, anh Đoàn Văn Tuyên đã tạo lập uy tín, khẳng định “thương hiệu” cho chính mình và Tổ hợp tác (THT) ương, vèo cua giống ấp Cái Trăng, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn.

Phong trào nuôi lươn đồng ở Bình Định đang phát triển mạnh. Do địa phương này chưa SX được lươn giống nên nông dân phải mua giống từ các tỉnh miền Tây Nam bộ với chất lượng rất bấp bênh. Xuất phát từ thực tế này, ngành chức năng ở Bình Định đã tổ chức nuôi thử nghiệm lươn giống thành công.

Hỗ trợ chi phí bảo hiểm thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ là chính sách nhằm giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển phát triển hoạt động nghề cá trên biển. Nhằm tạo thuận lợi trong việc triển khai Nghị định này, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 115/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm phát triển thủy sản.