Hiệu Quả Lúa Lai Arize B-TE1 Vùng Tôm Lúa

* Arize B-TE1, giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu
ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, với diện tích canh tác hàng năm hơn 4 triệu ha, chiếm khoảng 50% sản lượng lúa cả nước. Tuy nhiên, đây là một trong 5 vùng bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu nên nông nghiệp ĐBSCL đang đứng trước những thách thức lớn.
Đất lúa bị nhiễm mặn, nhiễm phèn ngày càng phổ biến, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Việc canh tác lúa của người nông dân đang ngày càng khó khăn. Đối với người nuôi tôm cũng gặp tình trạng khó khăn tương tự. Môi trường nuôi thường xuyên biến động do nhiệt độ chênh lệch cao giữa các mùa trong năm, giữa ngày và đêm, nguồn nước bị ô nhiễm đã làm cho dịch bệnh phát sinh, tôm chết hàng loạt, nhiều vụ người nông dân thất trắng.
Trước thực trạng đó, từ tháng 8/2012, Tập đoàn Bayer đã phối hợp với các viện, trường thực hiện các khảo nghiệm về sự thích ứng và những tác động tích cực của việc canh tác lúa tại các tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL thông qua dự án Khảo nghiệm giống lúa lai Arize B-TE1 trên vùng đất nhiễm phèn mặn tôm lúa.
Kết quả bước đầu của dự án cho thấy, giống lúa lai Arize B-TE1 thích nghi tốt trên vùng đất phèn mặn, chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất vượt trội, cải thiện môi trường nước của ruộng tôm.
Lúa lai Arize B-TE có bộ rễ khỏe giúp cải thiện môi trường đất, hấp thu tối đa các hóa chất và dưỡng chất dư thừa trên ruộng tôm giúp cân bằng môi trường nước cho vụ tôm sau. Sau khi thu hoạch vụ lúa, nguồn rơm rạ phân hủy tạo ra rong tảo làm chuỗi thức ăn đầu vào cho các phiêu sinh vật và làm thức ăn cho tôm.
Arize B-TE1 là giống lúa lai 3 dòng do Công ty Bayer tại Ấn Độ lai tạo, SX và được thương mại hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, giống lúa này được Bộ NN-PTNT công nhận giống tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào năm 2006 và là giống lúa lai đầu tiên được công nhận tại khu vực ĐBSCL.
Kết quả SX thực tế những năm qua tại ĐBSCL, Arize B-TE1 là giống thích ứng rộng, phù hợp cơ cấu giống cho vùng sản xuất 2 vụ lúa/năm. Đặc biệt trên khu vực tôm lúa, giống lúa lai này cho năng suất cao và ổn định nhất trong các năm qua, năng suất vượt trội của giống lúa lai này so với các giống phổ biến tại địa phương lên đến trên 2 tấn/ha.
Mô hình SX tôm lúa Arize B-TE1 của Tập đoàn Bayer được xem là một giải pháp hiệu quả cho người trồng lúa ở các tỉnh vùng ven biển Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng nhằm tổ chức SX đạt hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, góp phần để Việt Nam tiếp tục giữ vững là một trong những cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Bắc Phong có diện tích tự nhiên 2.233,88 ha, trong đó có trên 600 ha đất sản xuất bao gồm 455 ha ruộng lúa 2 vụ và 3 vụ, phần còn lại là đất trồng màu. Do điều kiện tự nhiên, cây lúa vẫn có vị thế là cây trồng chủ lực trong canh tác nông nghiệp của Bắc Phong, vụ đông-xuân chính cho năng suất bình quân 6,5 tấn/ha.

Vụ đông- xuân năm nay, nông dân xã Phước Sơn (huyện Ninh Phước) trồng trên 40 ha cây thuốc lá. Những ngày này, nông dân đang vào vụ thu hoạch cây thuốc lá đợt thứ 4 trong tổng số 5 đợt thu hoạch. Bà con phấn khởi vì cây thuốc lá cho năng suất cao hơn mọi năm.

Trở lại xã Hòa Sơn (huyện Ninh Sơn) vào những ngày cuối tháng hai, chúng tôi gặp nông dân địa phương đang nhộn nhịp khẩn trương vào mùa thu hoạch mì. Những rẫy mì trải dài tít tắp rộn tiếng nói cười của người lao động đào củ, chất mì lên xe. Mì xắt lát phơi trắng các khu dân cư tạo thành bức tranh ngày mùa sinh động trên vùng đất Hòa Sơn.

Xuất thân từ một gia đình có hoàn cảnh khó khăn và khởi đầu lập nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng bằng nghị lực và tinh thần vượt khó, anh Đồng Phú Khánh (51 tuổi) ở khu phố Phú Thứ, thị trấn Phú Thứ (Tây Hòa) đã vươn lên thoát nghèo với nghề trồng hoa và đúc chậu kiểng trên chính mảnh đất quê hương mình.

Trời xế trưa, vừa đánh chiếc xe tải cua vào sân, anh Trần Như Thi, thôn Hoà Luật Nam, xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ mở cửa xe bước xuống nở nụ cười tươi rói, khoe với vợ: "Hôm ni trúng mánh, trừ mọi chi phí cũng kiếm lời được cả triệu đồng tiền bán rau...".