Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Trồng Cây Tầm Vông

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Trồng Cây Tầm Vông
Ngày đăng: 08/04/2014

Khánh Hòa là tỉnh phát triển mạnh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xuất khẩu các mặt hàng mỹ nghệ mây tre nứa. Đây là ngành nghề có nhu cầu lớn về nguyên liệu đan lát. Tuy nhiên, việc đáp ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Phát triển được vùng trồng nguyên liệu, không chỉ giải quyết được nhu cầu của ngành nghề sản xuất mặt hàng xuất khẩu, mà còn là mô hình kinh tế hiệu quả cho nông dân.

Vài năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu thiên nhiên ở cả thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng. Nguồn nguyên liệu trong tỉnh không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, dẫn đến giá thành của mây, tre, nứa, tầm vông, bá buông… tăng mạnh. Trong đó, tầm vông là một loại tre đặc biệt, có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống và sản xuất. Hiệu quả kinh tế của tầm vông ngày càng được khẳng định.

Ở Khánh Hòa, vài năm trở lại đây, thấy được lợi ích nhiều mặt của cây tầm vông, một số nông dân đã đưa giống cây này vào trồng. Ông Nguyễn Văn Bảo, xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh là một trong những hộ có diện tích trồng tầm vông lớn ở địa phương.

Hiện ông đang trồng 11ha tầm vông tại 2 xã Khánh Đông và Khánh Hiệp, đang ở độ tuổi bắt đầu cho khai thác. Ông cho biết, hiện nay nhu cầu tiêu thụ cây tầm vông khá lớn, bên cạnh đó, trồng tầm vông ít tốn công chăm sóc nên cây tầm vông đem lại giá trị kinh tế cao cho người trồng.

Ông Nguyễn Văn Bảo cho biết hơn chục năm trước ngành mây tre lá thất bại nhiều vì giá trị cây tầm vông chưa được đặt đúng giá trị thật. Theo ông Bảo, nhu cầu thực sự về cây tầm vông rất đa dạng, không chỉ đơn thuần làm bàn ghế thô sơ, với kỹ thuật hiện nay người ta có thể làm thành gỗ mà giá trị rất lớn. Ông Bảo đã có dịp sang Đài Loan tham quan sản phẩm làm từ tầm vông và nhận xét sản phẩm có thể đẹp hơn làm từ những loại gỗ chất lượng.

Tuy tầm vông có thể trồng ở bất cứ nơi đâu, nhưng thích hợp nhất vẫn là nơi có độ ẩm cao, ven sông suối. Từ khi trồng cho đến khi khai thác phải mất 5 năm để tầm vông phát triển thành bụi. Tuổi cây tầm vông được khai thác trung bình là 2 năm. Trị giá của cây tầm vông khá cao.

Cây bán tại đám hiện nay có giá từ 18 - 20 ngàn đồng/cây. Bình quân 1 ha tầm vông cho doanh thu hơn 100 triệu đồng/năm, trong đó chi phí chỉ chiếm 20%. Ngoài ra, tầm vông còn cho nguồn thực phẩm là măng đặc ruột rất ngon nên được nhiều người ưa thích.

Gia đình anh Lê Hoàng Ty là một trong số ít hộ trồng tầm vông tại xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh. Trước đây anh cũng trồng nhiều loại cây trồng khác như mía, mì… nhưng sau khi tham gia đợt tập huấn của phòng nông nghiệp huyện về kĩ thuật trồng tầm vông, anh quyết định phát triển mô hình này tại vườn nhà.

So với các loại cây khác, trồng tầm vông có thời gian đầu tư ban đầu tương đối lâu – khoảng 5 năm - nhưng không phải chăm sóc nhiều, thời gian thu hoạch dài, lại là mặt hàng đang có thị trường tiêu thụ mạnh nên có thể đem lại thu nhập ổn định của người trồng.

Anh Lê Hoàng Ty cho biết anh trồng 3 năm, cây phát triển tốt. Cây cao, năm thứ tư anh thu hoạch đợt đầu, tỉa được 1.500 cây, bán từ 10-12 ngàn/cây. Theo anh Ty, cây tầm vông chăm sóc đơn giản, trồng chỉ bón lót trước, sau đó vun đất, hàng năm bỏ phân một đợt.

Trao đổi với ông Võ Văn Thế -Chủ tịch UBND xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, ông cho biết được sự quan tâm của các cấp các ngành, xã đã đưa cây tầm vông về trồng để tăng thêm nguồn nguyên liệu. Xã cũng mong muốn người dân sẽ áp dụng, vận dụng những thành quả kỹ thuật, công nghệ mới vào phát triển kinh tế gia đình, địa phương.

Với giá trị kinh tế nhiều mặt trong đời sống và sản xuất, việc phát triển cây tầm vông có ý nghĩa to lớn đối với các khu vực nông thôn, miền núi. Đây cũng là cơ hội giảm nghèo ở các vùng nông thôn, miền núi khi so sánh giá trị kinh tế của cây tầm vông với nhiều loại cây trồng khác.

Điều quan trọng là việc xây dựng dự án phát triển cây tầm vông cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan để nó thật sự trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.


Có thể bạn quan tâm

Mở Hướng Liên Kết Cho Nông Dân Mở Hướng Liên Kết Cho Nông Dân

Sau 4 ngày diễn ra (từ ngày 25 đến 28-10), Hội chợ chăn nuôi - thú y - thủy sản thành phố Hà Nội lần thứ nhất đã khép lại và các sản phẩm chăn nuôi - thú y - thủy sản được trưng bày tại hội chợ đã khẳng định được thương hiệu, nhãn hiệu an toàn, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Thủ đô. Thông qua hội chợ đã mở ra cơ hội bao tiêu sản phẩm cho người dân và xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi.

30/10/2013
Hội Thảo Mô Hình Nuôi Tôm Công Nghiệp Hội Thảo Mô Hình Nuôi Tôm Công Nghiệp

Ngày 29/10, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo mô hình nuôi tôm sú công nghiệp theo hướng VietGap tại hộ ông Lê Chí Linh, ấp Kinh Tư, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước.

31/10/2013
Khai Mạc Hội Chợ Thủy Sản - Thương Mại Mekong 2013 Khai Mạc Hội Chợ Thủy Sản - Thương Mại Mekong 2013

Tối 29/10, tại Trung tâm Thương mại Cửu Long tỉnh Cà Mau, Hội chợ thủy sản - thương mại Mekong 2013 đã chính thức khai mạc. Đây là một trong những hoạt động nằm trong chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Bộ Công thương tổ chức. Đến dự có Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công thương Lê Hoàng Oanh và UV BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Dũng.

31/10/2013
“treo Chuồng” Vì Sợ Lỗ “treo Chuồng” Vì Sợ Lỗ

Giá heo hơi cân tại chuồng khu vực Đồng Nai, Bình Dương hiện đang là 45.000 đồng/kg. Tuy giá tăng nhưng người chăn nuôi không dám tái đàn vì khó biết trước được giá cả thị trường.

31/10/2013
Thử Nghiệm Nuôi Cá Chình Hoa Trong Lồng Bằng Các Loại Thức Ăn Khác Nhau Thử Nghiệm Nuôi Cá Chình Hoa Trong Lồng Bằng Các Loại Thức Ăn Khác Nhau

Đây là đề tài của nhóm tác giả Nguyễn Phi Nam, Phạm Thị Phương Lan, Nguyễn Văn Huy, Trần Quốc Thịnh thuộc Đại học Huế. Cá chình hoa (Anguilla marmorata) được nuôi thử nghiệm trong lồng nổi ở hồ Hòa Mỹ (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) với hai loại thức ăn là cá tạp tươi và thức ăn công nghiệp. Theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, hàm lượng oxy hòa tan mặc dù có biến động nhưng đều nằm trong ngưỡng chịu đựng của cá.

31/10/2013