Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Bò

Ông Huỳnh Văn Hương, ấp Cái Đôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, được biết đến là một lão nông chăm chỉ, một hội viên Hội Cựu chiến binh tiêu biểu trong lao động sản xuất. Ngoài ra, ông còn được biết đến là một nông dân đầu tiên nuôi bò thành công trên địa bàn xã.
Ông “Tư bò”, cái tên thân mật do bà con lối xóm gọi cũng bắt nguồn từ chính niềm đam mê nuôi bò của ông Hương. Đi đâu gặp ai nuôi bò, chăn bò ông cũng lân la hỏi thăm nguồn gốc, giống bò, cách thức nuôi… Ông chia sẻ: “Gặp bò giống như có một sức hút, không thể ngó lơ được”.
Ý định nuôi bò đã được ông ấp ủ từ lâu, nhưng mãi đến năm 2009 ông mới tích góp mua được 3 con bò (2 cái, 1 đực) với giá 10 triệu đồng. Qua nhiều lần nhân giống, hiện tại ông Hương có trong tay 8 con bò (5 con cái, 3 con đực), có một con bò chữa sắp sinh.
Ông tận dụng diện tích đất trống sau nhà làm chuồng trại. Thường ngày, ông đi cắt cỏ về cho bò ăn, mỗi ngày cho ăn khoảng vài chục kí-lô-gam cỏ. Ông trồng nhiều giống cỏ trên các bờ liếp sau nhà, khi sắp hết cỏ thì lại đi quanh xóm để cắt. Tuỳ vào thời điểm mà bổ sung các loại thức ăn phụ trợ khác.
Việc chăm sóc bò cũng đơn giản, chỉ cần cho ăn cỏ, nước uống, lâu lâu vệ sinh chuồng trại và có các phương pháp khác để phòng, chống các loại côn trùng gây bệnh cho bò.
Năm 2013, ông Hương bán 1 con bò khoảng 300 kg với giá 23 triệu đồng. Nhiều thương lái và các hộ dân hỏi mua bò của ông Hương với nhiều loại khác nhau, người thì mua bò thịt, người thì mua bò giống. Trung bình 1 cặp bò cái 4 tháng tuổi có giá trên 30 triệu đồng, 1 cặp bò đực giá rẻ hơn, khoảng 26 triệu đồng nhưng ông Hương chưa đồng ý bán.
Theo ông, đợi đến năm 2015, sau khi 5 con bò cái đẻ xong thì ông Hương mới tính chuyện bán bớt số lượng bò hiện có. Ông dự tính, với số lượng trên, từ năm 2015 trở đi, mỗi năm ông có thể thu nhập gần trăm triệu đồng tiền bò thịt và bò giống.
Ông Huỳnh Văn Hương vui mừng chia sẻ: “Giờ đây tôi đã thoả niềm đam mê chăn nuôi bò. Việc chăn nuôi này vừa có thời gian nhàn rỗi để làm các công việc khác, còn thu nhập thì mang lại đáng kể. Nếu có đủ điều kiện thì trong thời gian tới, tôi sẽ mở rộng chuồng trại và nuôi từ 10-15 con bò”.
Thấy được việc chăn nuôi hiệu quả, nhiều hộ dân lân cận cũng đã đến tham quan và có ý định xây dựng mô hình. Vừa qua, Hội Cựu chiến binh huyện kết hợp với Hội Cựu chiến binh xã đến tham quan mô hình nuôi bò của ông Hương và ghi nhận đây là một mô hình kinh tế hiệu quả cần nhân rộng cho các hội viên trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Sau 2 năm triển khai dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống ốc hương tại Quảng Ngãi”, Trung tâm Giống thuỷ sản Quảng Ngãi đã sản xuất thành công ốc hương giống, góp phần cung cấp nguồn ốc giống đảm bảo chất lượng cho người nuôi trong và ngoài tỉnh.

Trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành trên đàn gia súc, gia cầm thì chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) được xem là giải pháp hữu hiệu, không những giúp người chăn nuôi bảo vệ được gia cầm của gia đình mà còn bảo đảm được vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đu đủ là loại cây trồng quen thuộc của người dân nông thôn. Nhưng không có nhiều người biết đu đủ là loại cây trồng có thể “đổi đời” cho một số hộ nông dân. Trường hợp như gia đình anh Nguyễn Văn Mít, ở xã Tân Bình, huyện Tân Biên (Tây Ninh) là một thí dụ. Với trình độ văn hoá chỉ mới lớp 7, anh Nguyễn Văn Mít gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm một nghề để mưu sinh.

Từ tháng 3 đến tháng 5 (Âm lịch) là vào mùa thu hoạch đu đủ ở xã Mỹ Phong (huyện Phù Mỹ - Bình Định). Những ngày này, nông dân trong xã tấp nập thu hái đu đủ và đưa sản phẩm đến bán ở các điểm thu mua của thương lái dọc theo quốc lộ 1A trên địa bàn xã.

Sở NN&PTNT vừa phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức hội thảo khởi động dự án khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm phát thải ở Cà Mau.